I. Sự ra đời của giai cấp công nhân
- Giai cấp công nhân hình thành sau các cuộc phát kiến địa lí và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.
- Họ có nguồn gốc từ nông dân, thợ thủ công, nô lệ bị mất đất, mất việc, phải vào làm thuê trong nhà máy.
- Do bị bóc lột nặng nề, công nhân sớm nổi dậy đấu tranh, ban đầu là đập phá máy móc.
- Cuộc Cách mạng công nghiệp làm tăng nhanh số lượng công nhân và sự trưởng thành về ý thức đấu tranh.
II. Những hoạt động của C.Mác, Ph. Ăng-ghen và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học
a) Hoạt động chính của C. Mác và Ph. Ăng-ghen
- Hai ông trở thành lãnh tụ phong trào công nhân quốc tế từ những năm 1840.
- Những dấu mốc tiêu biểu:
+ Năm 1842, Ph. Ăng-ghen sang Anh, tìm hiểu thực tế phong trào công nhân ở đây và biên soạn nhiều tài liệu, trong đó có cuốn Tình cảnh giai cấp công nhân Anh.
+ Năm 1843, sau khi bị trục xuất khỏi Đức, C. Mác sang Pa-ri (Pháp) và tham gia phong trào cách mạng ở Pháp.
+ Năm 1844, Ph. Ăng-ghen từ Anh sang Pháp và gặp C. Mác. Hai ông đã thành lập Đồng minh những người cộng sản - chính đảng độc lập đầu tiên của vô sản quốc tế.
+ Đầu năm 1848, C. Mác và Ph. Ăng-ghen soạn thảo và công bố Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản - Cương lĩnh của Đồng minh những người cộng sản.
+ Năm 1864, Quốc tế thứ nhất được thành lập, C. Mác tham gia Ban lãnh đạo và trở thành linh hồn của tổ chức này.
+ Năm 1889, Quốc tế thứ hai ra đời ở Pa-ri gắn với vai trò quan trọng của Ph. Ăng-ghen.
b) Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học:
- Bối cảnh: Phong trào công nhân phát triển mạnh (Pháp, Anh...), cần một lý luận soi đường.
- Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848):
+ Khẳng định vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân.
+ Kêu gọi đoàn kết quốc tế và thành lập chính đảng vô sản.
+ Đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.
III. Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
1. Phong trào cộng sản và công nhân từ năm 1848 đến năm 1870, Quốc tế thứ nhất
- Phong trào công nhân lan rộng tại nhiều nước: Pháp, Đức, Anh…
- 1864: Quốc tế thứ nhất thành lập ở Luân Đôn, do C. Mác lãnh đạo.
- Góp phần thúc đẩy phong trào công nhân, nhưng do mâu thuẫn nội bộ nên tan rã năm 1876.
2. Công xã Pa-ri (1871)
- Xuất hiện sau thất bại của Pháp trong chiến tranh với Phổ.
- Nhân dân Pa-ri nổi dậy, thành lập Công xã Pa-ri (18/3/1871).
- Chính sách tiến bộ: xóa bỏ bộ máy cũ, giáo dục miễn phí, trao quyền cho công nhân, chống áp bức tôn giáo.
- Thất bại: Do thiếu chuẩn bị quân sự và bị quân tư sản phản công.
- Ý nghĩa: Là nhà nước vô sản đầu tiên, để lại nhiều bài học quý giá cho phong trào cách mạng.
3. Phong trào cộng sản và công nhân từ năm 1871 đến đầu thế kỉ XX, Quốc tế thứ hai
- Phong trào công nhân tiếp tục phát triển ở Âu – Mỹ.
- Tiêu biểu: Cuộc đấu tranh ngày 1/5/1886 ở Mỹ.
- 1889: Quốc tế thứ hai thành lập tại Pháp, do Ăng-ghen lãnh đạo ban đầu.
- Sau khi Ăng-ghen qua đời, các đảng trong Quốc tế thứ hai dần xa rời đấu tranh cách mạng.
- V.I. Lênin kế thừa và phát triển chủ nghĩa Mác thành chủ nghĩa Mác – Lênin, phê phán chủ nghĩa xét lại.