Lý thuyết Lịch Sử 8 Cánh diều Bài 13: Trung Quốc và Nhật Bản

I. Trung Quốc

1. Quá trình xâm lược Trung Quốc của các nước đế quốc
- Nguyên nhân:

+ Trung Quốc có nguyên liệu, thị trường lớn, nhưng chính quyền Mãn Thanh suy yếu.

+ Các nước phương Tây tăng cường xâm chiếm thuộc địa.

- Diễn biến:

+ 1840-1842: Anh gây Chiến tranh thuốc phiện, buộc triều đình Mãn Thanh ký Hiệp ước Nam Kinh.

+ Cuối TK XIX: Đức, Anh, Pháp, Nhật chiếm các vùng lãnh thổ.

+ Năm 1901: Trung Quốc ký Điều ước Tân Sửu, trở thành nửa phong kiến, nửa thuộc địa.

2. Cách mạng Tân Hợi

- Nguyên nhân:

+ Nhân dân mâu thuẫn sâu sắc với phong kiến & đế quốc.

+ Tháng 5/1911: Nhà Thanh bán quyền kinh doanh đường sắt cho các nước đế quốc.

- Diễn biến:

+ Ngày 10/10/1911, cách mạng bùng nổ và thắng lợi ở Vũ Xương.

+ Ngày 10/12/1911, cách mạng thắng lợi ở Quảng Đông, Quảng Tây, Tứ Xuyên, miền Bắc Trung Quốc.

+ Ngày 1/1/1912, Chính phủ lâm thời được thành lập ở Nam Kinh, tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân quốc. Tôn Trung Sơn được bầu làm Đại Tổng thống.

+ Tháng 2/1912, Viên Thế Khải lên thay Tôn Trung Sơn làm Tổng thống. Cách mạng kết thúc.

- Ý nghĩa và hạn chế:

+ Lật đổ nhà Thanh, kết thúc chế độ quân chủ chuyên chế hơn 2000 năm.

+ Thiết lập nền cộng hòa, thúc đẩy chủ nghĩa tư bản.

* Hạn chế: Không giải quyết vấn đề ruộng đất, không chống lại các nước đế quốc.

II. Nhật Bản

1. Cuộc Duy tân Minh Trị
- Nguyên nhân:

+ Nhật Bản đối mặt với nguy cơ bị xâm lược từ phương Tây.

+ Nhật hoàng Minh Trị tiến hành cải cách để giữ vững độc lập.

- Nội dung cải cách:

+ Chính trị: Xóa bỏ Mạc phủ, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến (1889).

+ Kinh tế: Thống nhất tiền tệ, cho mua bán ruộng đất, phát triển hạ tầng.

+ Xã hội: Xóa bỏ nông nô, thay thu tô lãnh địa bằng chế độ lương.

+ Giáo dục: Bắt buộc, chú trọng khoa học kỹ thuật, cử du học sinh.

+ Quân sự: Huấn luyện theo phương Tây, phát triển đóng tàu, vũ khí.

- Ý nghĩa & đặc điểm:

+ Giữ vững độc lập, mở đường cho chủ nghĩa tư bản.

+ Ảnh hưởng phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á.

+ Mang tính cách mạng tư sản, diễn ra dưới hình thức cải cách.

2. Sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản
- Cuối TK XIX - đầu TK XX: Xuất hiện công ty độc quyền (Mitsubishi, Mitsui...).

- Thực hiện xâm lược và bành trướng:

+ Chiến tranh Trung - Nhật (1894 - 1895) → chiếm Đài Loan.

+ Chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905) → thắng lợi.

+ Thôn tính Triều Tiên, Sơn Đông...