I. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)
1. Nguyên nhân
- Nguyên nhân sâu xa:
+ Chủ nghĩa tư bản phát triển không đồng đều, dẫn đến mâu thuẫn về thị trường & thuộc địa.
* Hình thành hai khối quân sự đối đầu:
+ Phe Liên minh: Đức, Áo - Hung, Ý (1882).
+ Phe Hiệp ước: Anh, Pháp, Nga (1907).
- Nguyên nhân trực tiếp: Ngày 28/6/1914, Thái tử Áo - Hung bị ám sát → Áo - Hung tuyên chiến với Xéc-bi → Chiến tranh bùng nổ.
2) Diễn biến chính
- Giai đoạn 1 (1914 - 1916):
+ Chiến sự chủ yếu ở châu Âu.
+ Ban đầu, phe Liên minh chiếm ưu thế, nhưng sau dần cầm cự.
- Giai đoạn 2 (1917 - 1918):
+ Mỹ tham chiến (4/1917), đứng về phe Hiệp ước.
+ Cách mạng tháng Mười Nga thành công (11/1917), Nga rút khỏi chiến tranh.
+ Phe Hiệp ước phản công, Đức đầu hàng (11/1918).
3) Hậu quả, tác động và tính chất
- Hậu quả:
+ 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương.
+ Nhiều thành phố, nhà máy bị phá hủy.
+ Thiệt hại vật chất: ~388 tỷ USD.
- Tác động:
+ Bản đồ chính trị thay đổi: Đế quốc Đức, Nga, Áo - Hung, Ốt-tô-man tan rã.
+ Mỹ trở thành quốc gia tư bản mạnh nhất, Nhật Bản nâng cao vị thế.
+ Hệ thống Vécxai - Oasinhtơn được thiết lập.
+ Suy yếu của các nước tư bản thúc đẩy cách mạng & phong trào giải phóng dân tộc.
+ Cách mạng tháng Mười Nga thành công, tạo chuyển biến lớn trên thế giới.
- Tính chất: Chiến tranh đế quốc phi nghĩa.
II. Cách mạng tháng Mười Nga (1917)
1. Nguyên nhân bùng nổ
- Sau Cách mạng tháng Hai (1917):
+ Chế độ phong kiến sụp đổ, nhưng nhân dân vẫn bị áp bức.
- Hai chính quyền song song tồn tại:
+ Chính phủ lâm thời (tư sản).
+ Xô viết công nhân và binh lính (vô sản).
=> Yêu cầu: Lật đổ Chính phủ lâm thời, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.
2. Diễn biến chính
- Chuẩn bị & khởi nghĩa:
+ Tháng 4/1917, Lênin từ Thụy Sĩ về nước, soạn thảo và trình bày bản Luận cương tháng Tư.
+ Tháng 7/1917, Chính phủ tư sản lâm thời đàn áp nhân dân, truy nã Lênin và những người trong Đảng Bôn-sê-vích.
+ Tháng 8/1917, Lênin và Đảng vô sản lãnh đạo quần chúng nhân dân tiếp tục chuẩn bị tiến hành khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
+ Đêm 24/10/1917, quân khởi nghĩa đánh chiếm Pê-tơ-rô-grát, rồi bao vây Cung điện Mùa Đông.
+ Đêm 25/10/1917, Cung điện mùa Đông bị chiếm, Chính phủ tư sản lâm thời sụp đổ. Chính quyền Xô viết được thành lập do Lênin đứng đầu.
+ Đến tháng 3/1918, Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười đã thắng lợi trên khắp nước Nga rộng lớn.
3. Ý nghĩa lịch sử và tác động
* Ý nghĩa lịch sử:
- Đối với Nga:
+ Lật đổ tư sản và địa chủ, lập Chính quyền Xô viết.
+ Bắt đầu xây dựng xã hội chủ nghĩa.
- Đối với thế giới:
+ Cổ vũ phong trào cộng sản & công nhân quốc tế.
+ Mở ra con đường giải phóng dân tộc trên toàn cầu.
- Tác động:
+ Làm sụp đổ một mắt xích yếu nhất trong hệ thống đế quốc.
+ Hình thành chế độ xã hội chủ nghĩa, đối lập với tư bản chủ nghĩa.