Trong trồng trọt, người ta thường áp dụng các biện pháp để ngăn không cho cây mía ra hoa

Câu hỏi: Trong trồng trọt, người ta thường áp dụng các biện pháp để ngăn không cho cây mía ra hoa. Hãy cho biết:

a, Việc ức chế sự ra hoa ở cây mía có tác dụng gì?

b, Có thể dùng biện pháp nào để ức chế cây mía ra hoa?

Trả lời:

a. Trong thời gian mía đang phát triển hoa, đường trên mía giảm do một phần chuyển hóa nuôi hoa. Điều này sẽ làm hạn chế chiều cao của cây, khiến mía bị ruột rỗng làm giảm năng suất và hàm lượng đường, ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế. Bởi vậy, việc ức chế sự ra hoa ở cây mía có tác dụng hạn chế ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của mía, giúp tăng năng suất và thu hoạch.

b. Có thể sử dụng các biện pháp sau:

- Biện pháp thời vụ: Bố trí thời vụ thích hợp để tránh trổ cờ, tùy từng vùng mà bố trí cho thích hợp. 

+ Ví dụ:  Đối với giống mía ra hoa sớm không nên trồng vào vụ đầu mưa (ở Nam bộ) vì thời gian quá ngắn chưa đủ để cây mía đạt độ lớn cần thiết đã ra hoa, năng suất mía cây sẽ thấp.

- Rút bước gây hạn: Thiếu nước vào thời kỳ cảm ứng mầm hoa sẽ không hình thành được. 

- Tăng hàm lượng phân đạm vừa phải: Bón nhiều đạm có thể ức chế mía ra hoa, do tác dụng kích thích sinh trưởng của đạm. Tuy vậy, cần phải nghiên cứu và cân đối hàm lượng đạm cho mía vì nếu kéo dài thời gian bón và với lượng đạm quá dư sẽ làm giảm phẩm chất, hàm lượng đường và độ tinh khiết. 

- Cắt lá ngọn: phần ngọn và lá xanh trên ngọn là bộ phận cảm ứng mạnh với chu kỳ ánh sáng, kích thích hình thành mầm hoa. Chính vì thế, chặt bớt lá + 1 và + 2 mầm cảm ứng, mía không ra hoa.

-------------------------------------

>>> Xem đầy đủ lời giải: SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo Ôn tập Chương 3