Câu hỏi: Các giai đoạn phát triển của bướm và ếch thể hiện khía cạnh tiến hoá thích nghi như thế nào?
Trả lời:
* Ở bướm, mỗi giai đoạn cấu tạo và sinh lí biến đổi phù hợp với chức năng sinh lí khác nhau:
- Ở giai đoạn sâu bướm có cấu tạo và sinh lí thích nghi với việc ăn lá cây giúp tích lũy dinh dưỡng, trong ống tiêu hóa của sâu có các enzyme thủy phân protein, lipid và cacbohydrate thành các chất dễ hấp thụ.
- Giai đoạn nhộng là thời điểm sự chuyển hóa bên trong diễn ra mạnh mẽ nhất giúp cho việc chuyển đổi sâu thành bướm. Giai đoạn nhộng giúp ầu trùng bướm trải qua điều kiện môi trường sống khó khăn như lạnh giá, thiếu thức ăn,….
- Giai đoạn bướm thích nghi với chức năng sinh sản. Trong ống tiêu hóa chỉ có enzyme sucrase tiêu hóa đường sucrose, nên chúng sống bằng mật hoa.
* Ở ếch, sự phát triển qua biến thái hoàn toàn mang tính chất thích nghi để duy trì sự tồn tại của loài đối với điều kiện khác nhau của môi trường sống:
- Vào đầu mùa hạ, ngay sau cơn mưa lớn là mùa ếch đẻ trứng. Giai đoạn nòng nọc sống trong nước, chúng có đuôi để bơi, không có chi, có mang ngoài để hô hấp.
- Đến mùa đông, nòng nọc đã phát triển thành ếch trưởng thành để chống chọi lại với những điều kiện khắc nghiệt của môi trường. Các mô, cơ quan cũ của nòng nọc (mang ngoài, đuôi,…) tiêu biến dần đi, chúng hô hấp bằng phổi và da, có bốn chi để di chuyển. Đồng thời, các mô cơ quan mới hình thành, thức ăn chủ yếu là các loại tảo, côn trùng và ấu trùng của các loài động vật khác.
------------------------------------