Mở đầu
Mở đầu SGK Kinh tế Pháp luật 10 Cánh diều Bài 1 (trang 6): Em hãy quan sát các hình ảnh sau và chỉ ra mối liên hệ giữa các hoạt động trong hình ảnh đó.

Trả lời:
- Hình 1: Trồng bắp cải.
- Hình 2: Bắp cải được bán tại quầy hàng, siêu thị.
- Hình 3: Các món ăn chế biến từ bắp cải.
Các hoạt động trong 3 hình ảnh có sự liên kết với nhau tạo thành vòng tuần hoàn sản xuất, trao đổi, tiêu dùng.
1. Hoạt động sản xuất và vai trò của hoạt động sản xuất
* Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi:
Thông tin 1. Làng gốm Bát Tràng nổi tiếng với sản phẩm gốm sứ của Đồng bằng Bắc Bộ. Quá trình làm ra sản phẩm bao gồm hai giai đoạn chính: một là tạo cốt gồm, trang trí hoạ tiết, hai là phủ men lớp ngoài sản phẩm. Ở mỗi công đoạn đều cần sự khéo léo của người thợ để sản phẩm có phong cách và sắc thái riêng. Làng nghệ gồm sử Bát Tràng sản xuất và cung cấp các sản phẩm với mẫu mã đa dạng, kích thước và công năng khác nhau như gốm sứ mĩ nghệ, đồ thờ cúng, đồ dùng sinh hoạt,...
(Theo Hà Nguyễn, Làng nghệ tÌủ công Hà Nội, NXB Thông tin và Thuyền thông, năm 2017)
Thông tin 2. Công nghệ sân xuất sản phẩm âm nhạc là một quy trình khép kín, bao gồm nhiều công đoạn được gắn kết với nhau. Một nhà sản xuất đưa ra thị trường những sản phâm âm nhạc có giá trị nghệ thuật và tính nhân văn cao sẽ đóng góp tích cực cho việc thưởng thức âm nhạc của công chúng, góp phần nâng cao đời sống tinh thần. Những sản phẩm âm nhạc đó giúp con người sống tốt hơn, nhân văn hơn và đóng góp cho xã hội nhiều hơn.
(Theo Báo điện từ Hội nhạc sĩ Miệt Nứn, ngày 23/8/2013)
Thông tin 3. Đồng bằng sông Cửu Long với diện tích đất trông lúa hơn 3,2 triệu héc-ta, hằng năm đóng góp hơn 50% sản lượng lúa và hơn 90% lượng gạo xuất khẩu, không chỉ đảm bảo an ninh lương thực mà còn khẳng định được vai trò, vị thể xuất Khẩu gạo hàng đầu trên thế giới của Việt Nam.
(Theo VOW5, ngày 11/4/2020)
Câu hỏi mục 1 SGK Kinh tế Pháp luật 10 Cánh diều Bài 1 (trang 7):
a) Em hãy cho biết hoạt động sản xuất trong mỗi thông tin trên có vai trò gì đối với đời sống của con người và xã hội?
b) Em hãy xác định điểm giống nhau và điểm khác biệt trong hoạt động ở thông tin 1, thông tin 3 với hoạt động ở thông tin 2.
Trả lời:
a.
- Trong thông tin 1: sản xuất và cung cấp các sản phẩm gốm sứ với mẫu mã đa dạng, kích thước và công năng khác nhau phục vụ đời sống của con người và xã hội.
-Trong thông tin 2: sản xuất đóng góp tích cực cho việc thưởng thức âm nhạc của công chúng, góp phần nâng cao đời sống tinh thần, giúp con người sống tốt hơn, nhân văn hơn và đóng góp cho xã hội nhiều hơn.
-Trong thông tin 3: cung cấp và đảm bảo an ninh lương thực, khẳng định vai trò, vị thể xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới của Việt Nam.
b.
- Điểm giống nhau: đều tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần đáp ứng các nhu cầu của con người.
- Điểm khác nhau:
+ Thông tin 1, thông tin 3: tạo ra sản phẩm phục vụ đời sống vật chất của con người.
+ Thông tin 2: Tạo ra sản phẩm phục vụ đời sống tinh thần của con người.
2. Hoạt động phân phối, trao đổi và vai trò của hoạt động phân phối, trao đổi
* Em hãy đọc trường hợp dưới đây và thảo luận:
Anh Nam là một kĩ sư công nghệ thông tim làm việc tại một doanh nghiệp chuyên sản xuất và cung cấp phần mềm tin học cho lĩnh vực y tế, giáo dục. Năm nay, công ty đã thực hiện thành công một dự án sản xuất phần mềm cho giáo dục, được thị trường đón nhận.
Nhờ thành công này, ngoài tiên lương hằng tháng theo hợp đồng lao động, anh Nam và những người tham gia dự án còn được hưởng thu nhập tăng thêm theo kết quả thực hiện dự án. Hình thức phân phối thu nhập này đã khích lệ các thành viên công ty tích cực, chủ động và sáng tạo hơn nữa trong sản xuất kinh doanh.
Câu hỏi mục 2 SGK Kinh tế Pháp luật 10 Cánh diều Bài 1 (trang 8):
a. Từ thông tin trong trường hợp trên, em hãy cho biết anh Nam và đồng nghiệp nhận được những gì sau quá trình thực hiện dự án tại công ty?
b. Mức thu nhập nhận được của người lao động có tác dụng như thế nào đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn tiếp theo?
Trả lời:
a. Sau quá trình thực hiện dự án tại công ty, anh Nam và đồng nghiệp đã nhận được: Ngoài tiền lương hằng tháng theo hợp đồng lao động, còn được hưởng thu nhập tăng thêm theo kết quả thực hiện dự án.
b. Mức thu nhập nhận được của người lao động có tác dụng khích lệ, động viên người lao động trong luôn nhiệt huyết, tận tâm, tích cực, chủ động và sáng tạo hơn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn tiếp theo.
* Em hãy đọc thông tin và thảo luận
Thông tin 1. Một trong những chợ phiên có nhiều người tìm đến ở huyện Quỳnh Nhai (tỉnh Sơn La) là chợ phiên Huổi Cuổi họp năm ngày một lần. Chợ có nhiều mặt hàng nông sản, công cụ sản xuất, sản phẩm may mặc và các mặt hàng mang đậm những nét văn hoá rất riêng của đông bảo dân tộc Thái.
Đây là chợ phiên nằm gần trung tâm huyện Quỳnh Nhai nên người dân các xã lân cận thường đến đây ể mua bán, trao đổi hàng hoá. Khi trời mới tờ mờ sáng, những người bán hàng đã đến chợ, bày biện hàng hoá. Còn người đi chợ cũng đến từ rất sớm để tìm mua thực phẩm tươi ngon và những vật phẩm cần thiết cho gia đình.
(Theo Vietnan+/TTXVN)
Thông tin 2. Theo “Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam năm 2020”, có đến 45% người dùng Internet với mục đích tìm kiếm thông tin mua hàng; tỉ lệ người dùng Intermet tham gia mua sắm trực tuyến ít nhất một lần trong năm là 77% (năm 2019). Thông tin trong hình 1 cho thấy, ngày càng có nhiều người tiêu dùng sẵn sảng tham gia và yêu thích mua sắm trực tuyến.

(Theo Sách trắng Thương mại điện từ Việt Nam năm 2020, Cục Thương mại điện từ và Kinh tế số, Bộ Công thương)
Câu hỏi mục 2 SGK Kinh tế Pháp luật 10 Cánh diều Bài 1 (trang 9):
a. Em có nhận xét gì về vai trò của hoạt động trao đổi qua các thông tin trên?
b. Ngoài hình thức kể trên, em còn có thể mua và bán băng những hình thức nào?
Trả lời:
a. Vai trò của hoạt động trao đổi:
- Kết nối sản xuất với tiêu dùng.
- Giúp người sản xuất bán được sản phẩm của mình.
- Giúp người tiêu dùng mua được sản phẩm phù hợp với nhu cầu của bản thân.
- Thúc đẩy việc trao đổi, mua bán, giúp phát triển kinh tế của đất nước.
b. Ngoài hình thức kể trên, em còn có thể mua và bán băng những hình thức:
- Mua bán tại cửa hàng
- Mua bán thông qua các bên trung gian
- Mua bán tại quầy lưu động
3. Hoạt động tiêu dùng và vai trò của hoạt động tiêu dùng
* Em hãy quan sát hình ảnh, đọc thông tin và thảo luận

Tết âm lịch hăng năm tại Việt Nam là thời khắc sum vậy, là dịp để mỗi người dành tặng những điều tốt đẹp nhất cho gia đình, bạn bè và chính bản thân mình. Đây cũng chính là thời điểm thị trường thực phẩm sôi động nhất trong năm, đặc biệt càng những ngảy giáp Tết nhu cầu tiêu dùng trên khắp cả nước càng trở nên nhộn nhịp với rất nhiều mặt hàng như thực phẩm, bánh kẹo, mứt tết, đồ uống,... Sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết là động lực thúc đây hoạt động sản xuất hàng hoá và dịch vụ.
Câu hỏi mục 3 SGK Kinh tế Pháp luật 10 Cánh diều Bài 1 (trang 10):
a. Em hãy cho biết các sản phẩm tiêu dùng nào được nhắc đến ở thông tin và hình ảnh trên. Hoạt động tiêu dùng đó có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người?
b. Theo em, hoạt động tiêu dùng có vai trò gì đối với sản xuất?
c. Em hãy kể thêm các hoạt động tiêu dùng khác mà em biết.
Trả lời:
a.
- Các sản phẩm tiêu dùng được nhắc đến ở thông tin và hình ảnh trên là: thực phẩm, bánh kẹo, mứt tết, đồ uống, sách.
- Các sản phẩm tiêu dùng đó đã đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.
b. Theo em, hoạt động tiêu dùng là mục đích và động lực thúc đẩy phát triển đối với sản xuất.
c. Các hoạt động tiêu dùng khác mà em biết như: sử dụng máy tính để học bài, sử dụng quần áo để mặc, sử dụng cốc để uống nước…
Luyện tập
Bài tập 1: Em hãy cho biết những nhận định sau đây đúng hay sai và giải thích vì sao.
A. Hoạt động sản xuất nông nghiệp là một trong những cơ sở cho sự tồn tại của con người.
B. Kết quả của hoạt động sản xuất là tạo ra sản phẩm phục vụ hoạt động tiêu dùng.
C. Tiêu dùng tạo ra nhu cầu và mục đích cho sản xuất.
D. Hoạt động trao đổi không liên quan tới hoạt động sản xuất.
E. Hoạt động trao đổi có thể thúc đây hoạt động sản xuất và hoạt động tiêu dùng.
Lời giải:
- Những nhận định đúng:
+ A. Hoạt động sản xuất nông nghiệp là một trong những cơ sở cho sự tồn tại của con người.
Bởi vì hoạt động sản xuất nông nghiệp tạo ra lương thực, thực phẩm phục vụ đời sống hằng ngày của con người.
+ B. Kết quả của hoạt động sản xuất là tạo ra sản phẩm phục vụ hoạt động tiêu dùng.
Bởi vì chính hoạt động sản xuất tạo ra được các sản phẩm để đáp ứng những nhu cầu của con người.
+ C. Tiêu dùng tạo ra nhu cầu và mục đích cho sản xuất.
Bởi vì tiêu dùng nhiều sẽ làm động lực thúc đẩy sản xuất ngày càng phát triển, tạo ra nhiều sản phẩm mới.
+ E. Hoạt động trao đổi có thể thúc đẩy hoạt động sản xuất và hoạt động tiêu dùng.
Bởi vì: Trao đổi giúp người sản xuất bán được sản phẩm của mình và người tiêu dùng mua được sản phẩm phù hợp với nhu cầu của bản thân.
- Những nhận định sai:
+ D. Hoạt động trao đổi không liên quan tới hoạt động sản xuất.
Bởi vì trao đổi sẽ giúp người sản xuất bán được sản phẩm của mình và người tiêu dùng mua được sản phẩm phù hợp với nhu cầu của bản thân.
Bài tập 2: Em hãy phân loại các hoạt động kinh tế sau đây. Hoạt động nào có thể xếp được vào nhiều nhóm? Tại sao?
A. Một thanh niên đang sử dụng máy tính cá nhân tại nhà.
B. Nhóm bạn nhỏ đang xem phim tại rạp chiếu phim.
C. Một người đang thả thức ăn cho tôm xuống đầm nuôi tôm, thức ăn đóng trong bao có nhãn hiệu nơi sản xuât.
D. Một người đang trả tiền mua hoa tại cửa hàng hoá.
Lời giải:
Phân loại các hoạt động kinh tế:
A. Một thanh niên đang sử dụng máy tính cá nhân tại nhà.
=> Tiêu dùng
B. Nhóm bạn nhỏ đang xem phim tại rạp chiếu phim.
=> Tiêu dùng
C. Một người đang thả thức ăn cho tôm xuống đầm nuôi tôm, thức ăn đóng trong bao có nhãn hiệu nơi sản xuất.
=> Sản xuất, tiêu dùng
D. Một người đang trả tiền mua hoa tại cửa hàng hoa.
=> Trao đổi
* Hoạt động có thể xếp được vào nhiều nhóm là hoạt động C.
Giải thích:
- Một người đang thả thức ăn cho tôm xuống đầm nuôi tôm là hoạt động sản xuất.
- Sử dụng thức ăn đóng bao có nhãn hiệu là hoạt động tiêu dùng.
Bài tập 3: Em hãy vẽ sơ đồ mô tả mối quan hệ giữa các hoạt động sản xuất, hoạt động mua và bán, hoạt động tiêu dùng. Lấy ví dụ một sản phẩm cụ thể để minh hoạ mối quan hệ trên.
Lời giải:

* Ví dụ:
- Sử dụng đất đai và lao động để sản xuất lương thực.
- Sau khi có lương thực, đem ra chợ để bán cho những người có nhu cầu mua.
- Lương thực khi được mua sẽ phục vụ nhu cầu ăn uống của con người.
- Người mua thấy lương thực ngon, chất lượng tốt => mua nhiều, qua đó cũng tác động trở lại tới hoạt động trao đổi và sản xuất.
Bài tập 4: Em hãy kể lại những việc em đã làm khi tham gia vào các hoạt động kinh tế. Em đã điều chỉnh như thế nào với những việc làm chưa phù hợp? Theo em, học sinh trung học phổ thông cần thể hiện trách nhiệm gì khi tham gia các hoạt động kinh tế hằng ngày?
Lời giải:
- Những việc em đã làm khi tham gia vào các hoạt động kinh tế như:
+ Hoạt động tiêu dùng thực phẩm như đồ ăn sáng, đồ ăn vặt.
+ Hoạt động mua sắm quần áo mới.
+ Hoạt động đóng học phí
=> Đối với những việc làm chưa phù hợp, em cần: xem xét và rút kinh nghiệm, không tiếp tục thực hiện.
* Học sinh trung học phổ thông cần thể hiện trách nhiệm khi tham gia các hoạt động kinh tế hằng ngày như:
- Chủ động tham gia vào các hoạt động sản xuất, trao đổi, mua bán phù hợp với điều kiện và lứa tuổi của mình.
- Không tham gia vào các hoạt động trao đổi, mua bán trái pháp luật.
- Cân nhắc, hỏi người lớn khi thực hiện trao đổi, mua bán với số tiền quá lớn.
Vận dụng
Vận dụng 1: Em hãy tìm hiểu về các hoạt động kinh tế tại địa phương nơi em sinh sống và viết một bài thu hoạch ngắn theo yêu cầu sau:
- Mô tả hoạt động kinh tế đang diễn ra.
- Nêu nhận xét của em về những hoạt động kinh tế mà học sinh trung học phổ thông có thể tham gia.
Trả lời:
- Các hoạt động đang tại địa phương đang diễn ra:
+ Mua bán thực phẩm hàng ngày.
+ Mua bán đồ gia dụng, thuốc…
+ Sản xuất quần áo, đồ da công.
- Nhận xét những hoạt động kinh tế mà học sinh trung học phổ thông có thể tham gia như:
+ Hoạt động thanh lí quần áo đã qua sử dụng.
+ Sản xuất đồ handmade, mua bán sản phẩm để ủng hộ, giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn.
Học sinh lứa tuổi trung học phổ thông nên tham gia vào các hoạt động sản xuất, trao đổi, mua bán phù hợp với điều kiện và lứa tuổi của mình, không được tham gia vào các hoạt động trao đổi, mua bán trái pháp luật.
Vận dụng 2: Em hãy cùng bạn xây dựng kịch bản và tổ chức một buổi tọa đàm về chủ đề “Tiêu dùng xanh" để góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của học sinh khi tham gia vào các hoạt động kinh tế.
Gợi ý:
- Tiêu dùng xanh là việc mua và sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, không gây hại cho sức khỏe con người và không đe dọa đến hệ sinh thái tự nhiên.
- Để tiêu dùng xanh, học sinh cần:
+ Hạn chế thải các chất thải từ bao bì ni lông và nhựa ra môi trường.
+ Thực hiện các hoạt động mua sắm xanh.
+ Kêu gọi tham gia các chiến dịch tiêu dùng xanh.
+ Sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường.
+ Thay ống hút nhựa, ly nhựa bằng ly giấy, ống hút làm từ gạo, cỏ, tre, inox để bảo vệ môi trường; hạn chế sử dụng các loại nước đóng chai có bao bì khó phân hủy; khuyến khích khách mang theo bình nước khi mua đồ uống.