1. Quá trình xâm lược và cai trị của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á
a) Đông Nam Á hải đảo
Câu hỏi SGK Giải Sử 11 Cánh Diều Bài 5 (trang 31): Đọc thông tin và quan sát Hình 2, trình bày quá trình các nước thực dân phương Tây xâm lược và thiết lập nền thống trị ở Đông Nam Á hải đảo.
- Năm 1511, Bồ Đào Nha đánh chiếm Malắcca (Malaixia), mở đầu quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây ở khu vực Đông Nam Á.
- Tại Philíppin:
+ Từ thế kỉ XVI, Tây Ban Nha bắt đầu quá trình xâm lược và tổ chức bộ máy cai trị. Thực dân Tây Ban Nha áp đặt hệ thống hành chính mới với trung tâm là Ma-ni-la, cùng với đó là sự mở rộng của Thiên Chúa giáo và nền văn hóa, giáo dục chịu ảnh hưởng của Tây Ban Nha.
+ Năm 1898, Mỹ thay thế Tây Ban Nha cai trị Philíppin. Quân Mỹ đã đàn áp đẫm máu các cuộc khởi nghĩa khiến hàng trăm nghìn người Philíppin thiệt mạng
- Tại In-đô-nê-xi-a:
+ Từ thế kỉ XVII, Hà Lan bắt đầu xâm lược các tiểu quốc Hồi giáo. Đến đầu thế kỉ XIX, phần lớn quần đảo In-đô-nê-xi-a nằm dưới ách đô hộ của thực dân Hà Lan.
+ Chính phủ Hà Lan trực tiếp cai trị In-đô-nê-xi-a và tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa quy mô lớn, thi hành chế độ thuế khoá và áp bức nặng nề.
- Tại Malaixia:
+ Quá trình thực dân Anh xâm lược các tiểu quốc Hồi giáo như Pê-rắc, Kê-đa, Kê-lan-tan, Pê-nang.... đã diễn ra trong giai đoạn từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX, đưa tới sự thành lập Mã Lai thuộc Anh.
+ Chính quyền thực dân cai trị gián tiếp qua các công sứ. Hoạt động khai thác kinh tế thuộc địa được đẩy mạnh, đặc biệt là khai thác thiếc và đồn điền cao su. Để phục vụ cho quá trình khai thác thuộc địa, thực dân Anh đã đưa nhiều lao động từ Trung Quốc và Ấn Độ đến làm việc tại Mã Lai.
- Tại Xin-ga-po:
+ Năm 1819, thực dân Anh kí hiệp ước với các thủ lĩnh Hồi giáo địa phương để thiết lập cảng Xin-ga-po.
+ Đến năm 1824, toàn bộ Xin-ga-po trở thành thuộc địa của Anh.
+ Người Anh xác lập chế độ cai trị trực tiếp, biến Xin-ga-po thành hải cảng giao thương giữa châu Âu và châu Á.
b) Đông Nam Á lục địa
Câu hỏi SGK Giải Sử 11 Cánh Diều Bài 5 (trang 32): Trình bày quá trình các nước thực dân phương Tây xâm lược và thiết lập nền thống trị ở Đông Nam Á lục địa.Trả lời:
Mi-an-ma: bị thực dân Anh tiến hành ba cuộc xâm lược vào các năm 1824 – 1826, 1852, 1885 và bị biến thành thuộc địa. Thực dân Anh tổ chức hệ thống cai trị trực tiếp, đồng thời tước đoạt các vùng lúa gạo, rừng gỗ tếch và các mỏ đá quý của Mi-an-ma.
* Tại 3 nước Đông Dương:
- Ở Việt Nam:
+ Ngày 1/9/1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha lấy cớ triều Nguyễn cấm đạo, hạn chế giao thương, đã nổ súng tấn công Đà Nẵng, mở đầu quá trình xâm lược Việt Nam.
+ Năm 1862, thực dân Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Bộ và đến năm 1867 hoàn thành xong việc đánh chiếm cả vùng Nam Bộ Việt Nam.
+ Năm 1884, với Hiệp ước Patơnốt, thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam.
Cam-pu-chia: năm 1863, thực dân Pháp ép chính quyền Cam-pu-chia kí hiệp ước công nhận sự bảo hộ của Pháp đối với Cam-pu-chia, biến vương quốc này thành thuộc địa của Pháp. Năm 1884, một hiệp ước mới được kí kết giữa thực dân Pháp và chính quyền Cam-pu-chia với những điều khoản có lợi cho thực dân Pháp.
- Ở Lào: Pháp buộc Xiêm kí hiệp ước với Pháp thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Lào (1893), biến vương quốc này thành thuộc địa của Pháp và nằm trong Liên bang Đông Dương thuộc Pháp.
=> Thực dân Pháp lập ra Liên bang Đông Dương, xây dựng bộ máy cai trị chặt chẽ, bao gồm cả hoạt động cai trị trực tiếp và cai trị gián tiếp thông qua quan chức bản xứ, đồng thời tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa quy mô lớn trên toàn Đông Dương.
2. Công cuộc cải cách ở Xiêm
a) Bối cảnh, nội dung của cuộc cải cách ở Xiêm
Câu hỏi SGK Giải Sử 11 Cánh Diều Bài 5 (trang 33): Trình bày những nội dung chính của công cuộc cải cách ở Xiêm.Trả lời:

b) Ý nghĩa của công cuộc cải cách ở Xiêm
Câu hỏi SGK Giải Sử 11 Cánh Diều Bài 5 (trang 34): Vì sao Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á không bị biến thành thuộc địa của thực dân phương Tây.Trả lời:
- Trong bối cảnh hầu hết các quốc gia trong khu vực đều trở thành thuộc địa của thực dân, công cuộc cải cách của Xiêm đã đưa đất nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa, từng bước hội nhập với thế giới. Những thành tựu đó giúp Chính phủ Xiêm có thực lực để thực hiện đường lối ngoại giao mềm dẻo nhằm giữ vững nền độc lập và chủ quyền của đất nước, không bị rơi vào tình trạng thuộc địa.
Luyện tập
Luyện tập SGK Giải Sử 11 Cánh Diều Bài 5 (trang 34): Hoàn thành bảng về quá trình xâm lược và xác lập sự cai trị của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á theo các nội dung sau:
Trả lời:
Khu vực | ||||
Nước | Thời gian bị xâm lược | Thực dân xâm lược | Nét chính về nền thống trị của thực dân phương Tây | |
Đông Nam Á hải đảo | In-đô-nê-xi-a | Giữa thế kỉ XIX Hà Lan hoàn thành xâm chiếm và lập ách thống trị | Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Mĩ | - Trực tiếp cai trị In-đô-nê-xi-a và tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa quy mô lớn với trung tâm chính trị đặt tại Ba-ta-vi-a (nay là Gia-các-ta). Chính quyền thực dân đã thi hành chế độ thuế khóa và áp bức nặng nề đối với người dân thuộc địa. |
Phi-lip-pin |
- Giữ thế kỉ XVI Tây Ban Nha thống trị - Năm 1898, Mĩ chiến tranh với Tây Ban Nha, hất cẳng Tây Ban Nha khỏi Phi-lip-pin - Năm 1899-1902, Mĩ chiến tranh xâm lược Phi-lip-pin, biến quần đảo này thành thuộc địa của Mĩ |
Tây Ban Nha, Mĩ | - Đặt ra hệ thống hành chính mới với trung tâm là Ma-ni-la, cùng với đó là sự mở rộng của Thiên Chúa giáo và nền văn hoá, giáo dục chịu ảnh hưởng của Tây Ban Nha. | |
Xin-ga-po |
- năm 1819, thực dân Anh thiết lập cảng Xin-ga-po. - 1824, toàn bộ Xin-ga-po trở thành thuộc địa của Anh. |
Anh | - Anh xác lập chế độ cai trị trực tiếp tại Xin-ga-po, biến nơi đây thành hải cảng giao thương giữa châu u và châu Á. Trong vòng bốn thập kỉ, Xin-ga-po phát triển từ một làng chài có dân số hơn 1000 người trở thành trung tâm thương mại khu vực. | |
Ma-lai-xi-a | - Đầu thế kỉ XX, Mã Lai trở thành thuộc địa của Anh | Anh | - Chính quyền thực dân cai trị gián tiếp qua các công sứ. Hoạt động khai thác kinh tế thuộc địa được đẩy mạnh, đặc biệt là khai thác thiếc và đồn điền cao su. Để phục vụ cho quá trình khai thác thuộc địa, thực dân Anh đã đưa nhiều lao động từ Trung Quốc và Ấn Độ đến làm việc tại đây. | |
Đông Nam Á lục địa | Mi-an-ma | - Anh tiến hành ba cuộc xâm lược vào các năm 1824 – 1826, 1852, 1885 | Anh | - Thực dân Anh tổ chức hệ thống cai trị trực tiếp, đồng thời tước đoạt các vùng lúa gạo, rừng gỗ tếch và các mỏ đá quý của Mi-an-ma. |
Việt Nam | - Cuối thế kỉ XIX, Pháp hoàn thành xâm lược ba nước Đông Dương. | Pháp | - Thực dân Pháp lập ra Liên bang Đông Dương, xây dựng bộ máy cai trị chặt chẽ, bao gồm cả hoạt động cai trị trực tiếp và cai trị gián tiếp thông qua quan chức bản xứ, đồng thời tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa quy mô lớn trên toàn Đông Dương. | |
Cam-pu-chia | - Cuối thế kỉ XIX, Pháp hoàn thành xâm lược ba nước Đông Dương. | Pháp | ||
Lào | - Cuối thế kỉ XIX, Pháp hoàn thành xâm lược ba nước Đông Dương. | Pháp |
Vận dụng
Vận dụng SGK Giải Sử 11 Cánh Diều Bài 5 (trang 34): Sưu tầm tư liệu về vua Ra-ma V - vị vua đã tiến hành cải cách ở Xiêm cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Giới thiệu tư liệu đó với thầy cô và bạn học.Trả lời:
Năm 1752, triều đại Ra-ma được thiết lập theo đuổi chính sách đóng cửa, ngăn cản thương nhân và giáo sĩ phương Tây vào Xiêm. Giữa thế kỉ XIX đứng trước sự đe dọa xâm lược của phương Tây, Ra-ma IV (Môngkút ở ngôi từ 1851-1868) đã thực hiện mở cửa buôn bán với nước ngoài, lợi dụng sự kiềm chế giữa các nước tư bản để bảo vệ nền độc lập của đất nước. Ra-ma V (Chulalongcon ở ngôi từ 1868 - 1910) đã thực hiện nhiều chính sách cải cách.
- Kinh tế:
+ Nông nghiệp: để tăng nhanh lượng gạo xuất khẩu nhà nước giảm nhẹ thuế ruộng, xóa bỏ chế độ lao dịch.
+ Công thương nghiệp: khuyến khích tư nhân bỏ vốn kinh doanh, xây dựng nhà máy, mở hiệu buôn, ngân hàng.
- Chính trị:
+ Cải cách theo khuôn mẫu Phương Tây.
+ Đứng đầu nhà nước vẫn là vua.
+ Giúp việc có hội đồng nhà nước (nghị viện).
+ Chính phủ có 12 bộ trưởng.
- Quân đội: tòa án, trường học được cải cách theo khuôn mẫu phương Tây.
- Xã hội: xóa bỏ chế độ nô lệ, giải phóng người lao động.
- Đối ngoại:
+ Thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo.
+ Lợi dụng mâu thuẫn giữa 2 thế lực Anh - Pháp (vị trí nước đệm), vừa cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc để giữ chủ quyền đất nước.