1. Sự ra đời của giai cấp công nhân
- Bối cảnh:
+ Cách mạng công nghiệp làm thay đổi nền kinh tế - xã hội.
+ Nhà máy, công xưởng mở rộng, cần lao động làm thuê.
+ Nông dân mất ruộng đất, làm thuê trong đồn điền, nhà xưởng, hầm mỏ → Giai cấp công nhân ra đời.
- Tình cảnh công nhân:
+ Lương thấp, làm việc nhiều giờ, thường bị đánh đập, phạt.
+ Điều kiện sống nghèo khổ.
2. C.Mác, Ph. Ăng-ghen và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học
a. Một số hoạt động chính của C. Mác và Ph. Ăng-ghen
- Năm 1842:
+ C. Mác là Tổng biên tập Báo sông Ranh - một tờ báo có tư tưởng cách mạng, chống lại chủ nghĩa quân phiệt Phổ.
+ Ph. Ăng-ghen sang Anh. Sau khi tìm hiểu đời sống của công nhân, Ăng-ghen đã biên soạn tác phẩm Tình cảnh giai cấp công nhân Anh
- Năm 1843, C. Mác bị trục xuất khỏi Đức. Tại Pa-ri, C. Mác đã tiếp xúc với những nhà hoạt động cách mạng của phong trào công nhân, xuất bản Biên niên Pháp - Đức.
- Năm 1844, C. Mác gặp Ph. Ăng-ghen ở Pa-ri. Liên hệ với tổ chức Đồng minh những người chính nghĩa của Công nhân châu Âu.
- Tháng 2/1848, C. Mác và Ph. Ăng-ghen soạn thảo Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, được công bố ở Luân Đôn.
- Năm 1864, Quốc tế thứ nhất được thành lập tại Anh. C. Mác được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương.
- Năm 1889, Quốc tế thứ hai được thành lập tại Pháp. Ph. Ăng-ghen tham gia tích cực và có nhiều đóng góp quan trọng.
b. Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học
* Bối cảnh:
+ Giai cấp công nhân trưởng thành, đấu tranh mạnh mẽ (Công nhân dệt Li-ông (1831), Phong trào Hiến chương Anh (1836 - 1847)).
+ Cần hệ thống lý luận dẫn đường cho cách mạng.
* Tuyên ngôn Đảng Cộng sản (1848):
- Tháng 2/1848, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (do C.Mác và Ph.Ăng-ghen soạn thảo) được công bố ở Luân Đôn.
- Nội dung cơ bản:
+ Trình bày những luận điểm chính về sự phát triển của xã hội loài người.
+ Khẳng định sứ mệnh của giai cấp công nhân là lãnh đạo cuộc đấu tranh chống sự thống trị và ách áp bức của giai cấp tư sản, xây dựng chế độ công sản chủ nghĩa.
+ Kêu gọi thành lập chính Đảng và đoàn kết các lực lượng công nhân trên thế giới.
- Ý nghĩa: đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học
3. Phong trào Cộng sản và công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX
- Từ giữa thế kỉ XIX, phong trào công nhân ở các nước Âu - Mỹ diễn ra sôi nổi, tiêu biểu là cuộc đấu tranh của công nhân Pa-ri (tháng 6/1848),…
- Do sự lớn mạnh của phong trào công nhân, ngày 28/9/1864, Hội Liên hiệp lao động quốc tế (còn gọi là: Quốc tế thứ nhất) được thành lập. C. Mác và Ph. Ăng-ghen đã trở thành những người lãnh đạo cao nhất của tổ chức này.
- Trong thời gian tồn tại (1864 - 1876), Quốc tế thứ nhất đã có nhiều hoạt động nhằm truyền bá chủ nghĩa xã hội khoa học, thúc đẩy sự phát triển của phong trào Công nhân quốc tế.
- Cuối thế kỉ XIX, phong trào công nhân diễn ra mạnh mẽ, dẫn tới sự ra đời nhiều tổ chức chính trị của giai cấp công nhân trên thế giới, như: Đảng Xã hội dân chủ Đức (1875), Đảng Công nhân Pháp (1879), nhóm Giải phóng lao động Nga (1883),...
- Năm 1889, Quốc tế thứ hai được thành lập với sứ mệnh thúc đẩy sự thành lập của các chính đảng vô sản ở các nước trên toàn thế giới. Tuy nhiên, khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ (1914), Quốc tế thứ hai bị chia rẽ và tan rã.