1. Khái quát quá trình khai phá vùng đất phía Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII
- 1558: Nguyễn Hoàng trấn thủ Thuận Hóa, sau mở rộng quản lý Quảng Nam (1570).
- 1597: Nguyễn Hoàng cử Lương Văn Chánh đưa dân khai hoang Phú Yên → 1611: Thành lập phủ Phú Yên.
- Cuối TK XVI: Người Việt di cư về phía nam: Mô Xoài, Bến Nghé, Sài Gòn.
- 1693: Phần đất Chiêm Thành (Ninh Thuận, Bình Thuận) sáp nhập vào Đàng Trong.
- 1698: Nguyễn Hữu Cảnh đặt Phủ Gia Định, sáp nhập Mỹ Tho, Hà Tiên.
- Giữa TK XVIII: Xuất hiện nhiều thôn ấp mới, trung tâm giao thương (Nông Nại Đại Phố, Gia Định, Bến Nghé, Hà Tiên).
=> Ý nghĩa: Sự mở rộng lãnh thổ giúp hình thành vùng đất phương Nam, phát triển kinh tế & giao thương.
2. Quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của các chúa Nguyễn và ý nghĩa lịch sử
a) Xác nhận và thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa
- Quần đảo Hoàng Sa & Trường Sa được ghi nhận trong Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư.
- Chúa Nguyễn Phúc Nguyên lập hải đội Hoàng Sa & Bắc Hải, thực hiện nhiệm vụ:
+ Khai thác sản vật trên đảo.
+ Bảo vệ, tuần tra biển Đông.
+ Thu gom hàng hóa từ tàu nước ngoài bị đắm, nộp về triều đình.
- Ý nghĩa:
+ Chúa Nguyễn là chính quyền đầu tiên xác định & thực thi chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa.
+ Hoạt động liên tục từ TK XVII, tiếp nối bởi nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn.
+ Hai đội Hoàng Sa và Trường Sa đã kiểm soát & khai thác quần đảo, trở thành phần không thể tách rời của đời sống cư dân ven biển miền Trung.
+ Là cơ sở lịch sử vững chắc cho đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam hiện nay.