Đọc hiểu
Câu 1 SGK Ngữ văn 7 CD - Soạn bài Cây tre Việt Nam (trang 54): Điểm giống nhau giữa các loại tre, nứa, trúc, mai, vầu là gì?
Trả lời:
- Điểm giống nhau giữa các loại tre, nứa, trúc, mai, vầu là đều có mầm non mọc thẳng.
Câu 2 SGK Ngữ văn 7 CD - Soạn bài Cây tre Việt Nam (trang 55): Chú ý tác dụng của việc lặp lại cụm từ “dưới bóng tre”
Trả lời:
- Tác dụng của việc lặp lại cụm từ “dưới bóng tre” nhằm nhấn mạnh, khẳng định rằng nền văn hóa dân tộc, nếp sống sinh hoạt của người dân Việt Nam đều gắn liền với cây tre xanh.
Câu 3 SGK Ngữ văn 7 CD - Soạn bài Cây tre Việt Nam (trang 56): Câu kết phần (2) khái quát điều gì?
Trả lời:
- Câu kết phần (2) khái quát về sự gắn bó của lũy tre đối với cuộc đời mỗi con người Việt Nam.
Câu 4 SGK Ngữ văn 7 CD - Soạn bài Cây tre Việt Nam (trang 56): Chỉ ra tác dụng của các biện pháp tu từ trong đoạn này. (Gậy tre... chiến đấu!)
Trả lời:
- Biện pháp tu từ trong đoạn Gậy tre... chiến đấu!: điệp từ "tre". Tác dụng: nhấn mạnh, làm nổi bật hình ảnh tre gắn bó với con người như thế nào; tạo nhịp điệu cho câu văn, làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Câu 5 SGK Ngữ văn 7 CD - Soạn bài Cây tre Việt Nam (trang 56): Chỉ ra tác dụng của biện pháp điệp trong đoạn này
Trả lời:
- Điệp ngữ “tre”
→ Tác dụng:
- Nhấn mạnh hình ảnh cây tre với những phẩm chất đáng quý, anh hùng trong chiến đấu để bảo vệ quê hương, chống lại kẻ thù.
- Biện pháp điệp ngữ còn tạo cho đoạn văn có nhạc điệu, câu văn nhịp nhàng, tăng chất hùng biện, đanh thép cho lời văn, thể hiện tình cảm yêu mến, cảm phục của tác giả với cây tre Việt Nam và con người Việt Nam.
Câu 6 SGK Ngữ văn 7 CD - Soạn bài Cây tre Việt Nam (trang 57): Nội dung chính của phần (4) là gì?
Trả lời:
- Nội dung chính của phần (4): Tre vẫn là người bạn đồng hành của dân tộc ta trong hiện tại và tương lai.
Câu 7 SGK Ngữ văn 7 CD - Soạn bài Cây tre Việt Nam (trang 57): Đoạn kết toàn bài muốn khẳng định điều gì?
Trả lời:
- Đoạn kết toàn bài muốn khẳng định cây tre là hình ảnh trường tồn, tượng trưng cho người hiền, "quân tử", là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi 1 SGK Ngữ văn 7 CD - Soạn bài Cây tre Việt Nam (trang 57): Nội dung chính mà tác giả muốn làm nổi bật qua bài tùy bút này là gì?
Trả lời:
- Nội dung chính mà tác giả muốn làm nổi bật qua bài tùy bút này là mối quan hệ và tình thân giữa cây tre với đời sống của con người Việt Nam cả về vật chất lẫn tinh thần. Tác giả đặt tên nhan đề như thế một phần cũng muốn đề cao tầm quan trọng của cây tre. Cho thấy tre bắt nguồn từ Việt Nam và hình ảnh cây tre luôn gắn bó với người Việt Nam, đặc biệt là người nông dân đất Việt
Câu hỏi 2 SGK Ngữ văn 7 CD - Soạn bài Cây tre Việt Nam (trang 57): Những câu hoặc đoạn văn nào thể hiện rõ tình cảm yêu mến và tự hào của tác giả về cây tre Việt Nam?
Trả lời:
* Những câu hoặc đoạn văn thể hiện rõ tình cảm yêu mến và tự hào của tác giả về cây tre Việt Nam là những câu, những đoạn ca ngợi phẩm chất cây tre:
- Tre có thể mọc xanh tốt ở mọi nơi;
- Dáng tre vươn mộc mạc và thanh cao;
- Mầm măng non mọc thẳng;
- Màu xanh của tre tươi mà nhã nhặn;
- Tre cứng cáp mà lại dẻo dai, vững chắc;
- Tre luôn gắn bó, làm bạn với con người trong nhiều hoàn cảnh, tre là cánh tay của người nông dân;
- Tre là thẳng thắn, bất khuất “Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng ”, tre trở thành vũ khí cùng con người chiến đấu giữ làng, giữ nước; tre còn giúp con người biểu lộ tâm hồn tình cảm qua âm thanh của các nhạc cụ bằng tre ...
⟶ Tre là biểu tượng cao quý về phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam, đây là hình ảnh biểu trưng cao quý của dân tộc Việt.
Câu hỏi 3 SGK Ngữ văn 7 CD - Soạn bài Cây tre Việt Nam (trang 57): Nhận biết và chỉ ra tác dụng của một biện pháp tu từ nổi bật trong bài tuỳ bút Cây tre Việt Nam.
Trả lời:
- Biện pháp tu từ điệp ngữ: thường là "cây tre"/ "tre".
- Tác dụng: Nhấn mạnh vào các điệp ngữ, làm hình ảnh tre trở nên nổi bật; tạo nhịp điệu cho câu văn, tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Câu hỏi 4 SGK Ngữ văn 7 CD - Soạn bài Cây tre Việt Nam (trang 57): Dẫn ra một hoặc hai câu văn mà em cho là đã thể hiện rõ đặc điểm: Ngôn ngữ của tùy bút rất giàu hình ảnh và cảm xúc.
Trả lời:
"...Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre anh hùng lao động! Tre anh hùng chiến đấu!"
Câu hỏi 5 SGK Ngữ văn 7 CD - Soạn bài Cây tre Việt Nam (trang 57): Hình ảnh cây tre trong bài tuỳ bút tiêu biểu cho những phẩm chất nào của con người Việt Nam? Nội dung của bài tuỳ bút có ý nghĩa sâu sắc như thế nào?
Trả lời:
- Tác giả mượn hình ảnh “cây tre Việt Nam” để nói lên những suy nghĩ, cảm xúc của mình về con người Việt Nam; ca ngợi những phẩm chất cao đẹp: anh dũng, cần cù, bên bỉ, thuỷ chung, sống có nghĩa, có tình,...
- Như thế có thể thấy, nội dung của bài tuỳ bút có ý nghĩa rất sâu sắc; vì chỉ qua hình ảnh cây tre mà nói lên được chính xác và sinh động về con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam.
Câu hỏi 6 SGK Ngữ văn 7 CD - Soạn bài Cây tre Việt Nam (trang 57): Em hãy dẫn ra một số bằng chứng để thấy tre, nứa vẫn gắn bó thân thiết với đời sống con người Việt Nam.
Trả lời:
- Những sản phẩm từ mây, tre đan
- Các nhà hàng sử dụng tre làm chất liệu
- Ống hút tre
- Than tre