Đọc hiểu
Câu 1 SGK Ngữ văn 7 CD (trang 84): Phần 1 nêu khái quát đặc điểm gì của truyện Đất rừng phương Nam.
Trả lời:
- Phần 1 nêu khái quát đặc điểm về con người và thể loại của truyện Đất rừng phương Nam.
Câu 2 SGK Ngữ văn 7 CD (trang 85): Mở đầu phần (2), tác giả cho biết nhà văn Đoàn Giỏi có điểm mạnh gì?
Trả lời:
- Nhà văn Đoàn Giỏi có điểm mạnh là kiến thức và vốn sống phong phú.
Câu 3 SGK Ngữ văn 7 CD (trang 85): Phân biệt lí lẽ và bằng chứng của người viết.
Trả lời:
- Phân biệt lí lẽ và bằng chứng của người viết:
+ Lí lẽ: "Trong Đất rừng phương Nam, ông chỉ sử dụng một phần rất nhỏ vốn sống phong phú đó mà đã làm nười đọc đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác".
+ Bằng chứng: "ba ba to bằng cái nia, kì đà lớn hơn chiếc xuồng tam bản, cá sấu phải 12 trai tráng lực lưỡng mới khiêng nổi".
Câu 4 SGK Ngữ văn 7 CD (trang 85): Những dòng chữ in nghiêng ở đoạn này (cuối đoạn 2) này lấy từ tác phẩm của ai?
Trả lời:
- Những dòng chữ in nghiêng ở đoạn này lấy từ tác phẩm Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi.
Câu 5 SGK Ngữ văn 7 CD (trang 85): Câu mở đầu phần (3) cho biết nội dung chính của phần này là gì?
Trả lời:
- Câu mở đầu phần (3) cho biết nội dung chính của phần này là nói về con người Nam Bộ trong Đất rừng phương Nam.
Câu 6 SGK Ngữ văn 7 CD (trang 85): Những nhân vật nào được nhắc tới trong phần (3)?
Trả lời:
- Các nhân vật: dì Tư Béo, lão Ba Ngù, ông Hai bán rắn, chú Võ Tòng.
Câu 7 SGK Ngữ văn 7 CD (trang 85): Chú ý các lí lẽ của tác giả giải thích về tính cách con người Nam Bộ,
Trả lời:
Các lí lẽ của tác giả giải thích về tính cách con người Nam Bộ:
- Ông không nhiều lời, đôi khi chỉ vài ba nét.
- Tôi muốn nói kĩ hơn hai nhân vật được ông khắc họa kĩ lưỡng nhất
Câu 8 SGK Ngữ văn 7 CD (trang 86): Câu nào nêu đánh giá chung về truyện Đất rừng phương Nam?
Trả lời:
“Có thể nói, Đất rừng phương Nam đã nói được cái tinh túy của hồn đất, hồn người một vùng châu thổ Cửu Long Giang.”
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi 1 SGK Ngữ văn 7 CD (trang 87): Văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện "Đất rừng phương Nam" bàn luận về vấn đề gì? Nhan đề của văn bản có liên quan như thế nào với vấn đề ấy?
Trả lời:
- Bàn luận về đặc điểm thiên nhiên và con người được Đoàn Giỏi mô tả trong Đất rừng phương Nam. Nhan đề của văn bản đã khái quát được vấn đề bàn luận.
Câu hỏi 2 SGK Ngữ văn 7 CD (trang 87): Hãy dẫn ra một số ví dụ về lí lẽ và các bằng chứng được tác giả nêu lên trong bài viết. Tham khảo mẫu sau:
Trả lời:
Câu hỏi 3 SGK Ngữ văn 7 CD (trang 87): Trong phần (3), tác giả đã so sánh hai nhân vật: ông Hai bán rắn và chú Võ Tòng. Dựa vào bài viết, em hãy chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai nhân vật này.
Trả lời:
Câu hỏi 4 SGK Ngữ văn 7 CD (trang 87): Theo em, mục đích chính của văn bản nghị luận trên là gì? Nội dung của các phần trong văn bản đã làm rõ được mục đích ấy như thế nào?
Trả lời:
- Mục đích chính của văn bản nghị luận trên là bàn luận về thiên nhiên và con người trong tác phẩm Đất rừng phương Nam, từ đó làm nổi bật nên tài hoa của Đoàn Giỏi qua tác phẩm.
- Nội dung của các phần trong văn bản đã làm rõ mục đích ấy:
+ Phần 1: Nhìn nhận chung của tác giả về tác phẩm và thể loại
+ Phần 2: Cách miêu tả thiên nhiên cảnh vật trong tác phẩm
+ Phần 3: Con người Nam Bộ hiện lên trong tác phẩm.
Câu hỏi 5 SGK Ngữ văn 7 CD (trang 87): Văn bản nghị luận này giúp em hiểu thêm được điều gì về đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng (trích truyện Đất rừng phương Nam) đã học ở Bài 1?
Trả lời:
- Văn bản nghị luận này giúp em hiểu thêm được nội dung và mục đích của cuộc gặp gỡ, đối thoại giữa ông Hai và chú Võ Tòng trong đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng (trích truyện Đất rừng phương Nam) đã học ở Bài 1.
Câu hỏi 6 SGK Ngữ văn 7 CD (trang 87): Văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện "Đất rừng phương Nam" đã giúp em hiểu văn học góp phần mở rộng kiến thức về con người và thế giới xung quanh như thế nào?
Trả lời:
- Văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam” đã giúp em hiểu văn học góp phần mở rộng kiến thức về con người và thế giới xung quanh bởi qua lăng kính của các nhà văn, con người, thiên nhiên cảnh vật hiện lên một cách sinh động.
Chỉ với vài nét chấm phá cơ bản, tác giả có thể thể hiện hết những loại người trong xã hội lúc đó vào tác phẩm, giúp chúng ta hiểu thêm về xã hội tại thời điểm đó. Cùng với đó là thiên nhiên được tái hiện một cách hùng vĩ, đẹp đẽ giúp người đọc có thể tự tưởng tượng ra khung cảnh rừng núi chỉ bằng câu từ trên giấy.