Đọc hiểu
Câu 1 SGK Ngữ văn 7 CD - Soạn bài Tiếng gà trưa (trang 49): Đọc lướt bài thơ, chỉ ra dòng nào không phải năm chữ. Số dòng trong mỗi khổ có giống nhau không?
Trả lời:
- Những dòng không phải năm chữ: 8, 14, 28
- Số dòng trong mỗi khổ thơ là không giống nhau.
Câu 2 SGK Ngữ văn 7 CD - Soạn bài Tiếng gà trưa (trang 49): Xác định vần và nhịp của bài thơ.
Trả lời:
- Cách gieo vần: phần lớn là vần cách
- Ngắt nhịp: 3/2 hoặc 2/3, có dòng thơ ngắt nhịp 1/4.
Câu 3 SGK Ngữ văn 7 CD - Soạn bài Tiếng gà trưa (trang 50): Chú ý những hình ảnh và kỉ niệm được gợi lại từ "tiếng gà trưa"
Trả lời:
- Những hình ảnh và kỉ niệm gợi lại tiếng gà trưa là “tiếng gà nhảy ổ”, “xóm nhỏ”, “nắng trưa”.
Câu 4 SGK Ngữ văn 7 CD - Soạn bài Tiếng gà trưa (trang 51): Chú ý các từ diễn tả cảm xúc của người cháu.
Trả lời:
- Từ diễn tả cảm xúc của người cháu: “chắt chiu”, “lo”, “mong”, “mang”, “hạnh phúc”, “yêu”, “vì”, “trứng hồng tuổi thơ”.
Câu 5 SGK Ngữ văn 7 CD - Soạn bài Tiếng gà trưa (trang 51): Chú ý những dòng thơ có cấu trúc giống nhau trong khổ thơ cuối.
Trả lời:
Dòng thơ có cấu trúc giống nhau:
- “Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc”
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi 1 SGK Ngữ văn 7 CD - Soạn bài Tiếng gà trưa (trang 51): Cảm xúc nào xuyên suốt bài thơ Tiếng gà trưa? Cảm xúc đó được khơi gợi từ điều gì? Em hiểu người xưng "cháu" trong bài thơ là ai?
Trả lời:
- Cảm xúc xuyên suốt là nỗi nhớ.
- Nguồn khơi gợi cảm xúc:
+ Trên đường đánh giặc người lính chợt nghe tiếng gà trưa nhảy ổ.
+ Diễn biến mạch cảm xúc : khi nghe thấy tiếng gà trưa ⟹ gợi cho người chiến sĩ những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ
- Người xưng cháu trong bài thơ là người lính đang trên đường ra trận.
Câu hỏi 2 SGK Ngữ văn 7 CD - Soạn bài Tiếng gà trưa (trang 51): Dòng thơ "Tiếng gà trưa" được lặp lại mấy lần trong bài thơ? "Tiếng gà trưa" đã khơi gợi ở người cháu những hình ảnh và kỉ niệm gì của tuổi thơ? Em ấn tượng với hình ảnh hoặc kỉ niệm nào nhất? Vì sao?
Trả lời:
Dòng thơ "Tiếng gà trưa" được lặp lại 4 lần trong bài thơ.
"Tiếng gà trưa" đã khơi gợi ở người cháu những hình ảnh và kỉ niệm gì của tuổi thơ:
+ Con gà mái mơ với ổ trứng
+ Lần bị bà mắng vì nhìn gà đẻ
+ Người bà chắt chiu từng quả trứng, chăm lo quần áo mới cho cháu
=> Em ấn tượng với hình ảnh người bà chắt chiu từng quả trứng nhất, vì nó cho thấy sự dành dùm của bà từ những điều giản dị nhất, để cho người cháu có được bộ quần áo mới. Đó chính là tình cảm của người bà dành cho người cháu.
Câu hỏi 3 SGK Ngữ văn 7 CD - Soạn bài Tiếng gà trưa (trang 51): Theo em, vì sao chúng ta luôn nghĩ về những người thân trong gia đình mỗi khi xa nhà hoặc gặp khó khăn?
Trả lời:
- Bởi khi ở nhà, chúng ta thường xuyên gặp gỡ, mọi thứ diễn ra đều bình thường cùng nhau nên không có cảm giác xa lạ. Nhưng khi xa nhà, sống ở một môi trường hoàn toàn khác, không còn thường xuyên gặp người thân, lúc đó ta mới bắt đầu cảm thấy cô đơn, nhớ mong và nghĩ về họ. Đó là cảm xúc rất bình thường của mỗi người khi xa nhà. Đây sẽ là lúc ta nhớ về những kỉ niệm, ngày tháng ở bên nhau, điều đó sẽ khiến ta ngày càng trân trọng những khoảnh khắc được bên cạnh người thân yêu của mình hơn.