Đọc hiểu
Câu 1 SGK Ngữ văn 7 CD - Soạn bài Mẹ (trang 45): Chú ý vần và nhịp của bài thơ.
Trả lời:
- Vần: vần cách (thẳng-trắng), vần liền (tư-tám, ngày-ngày, gần-gần), vần hỗn hợp (khô-khô)
- Nhịp thơ: 2/2, 1/3
Câu 2 SGK Ngữ văn 7 CD - Soạn bài Mẹ (trang 21): Các từ ngữ nói về "mẹ" và "cau" ở khổ 1 và 2 có mối quan hệ với nhau như thế nào về nghĩa?
Trả lời:
- Các từ ngữ nói về "mẹ" và "cau" ở khổ 1 và 2 có sự đối lập nhau về nghĩa. Ví dụ như lưng mẹ thì còng - cau thì vẫn thẳng, cau xanh rờn - mẹ đầu bạc trắng hay cau gần với giời - mẹ thì gần đất... Việc sử dụng các từ ngữ đối lập làm cho tác giả nói về việc mẹ đã già yếu nhẹ nhàng hơn.
Câu 3 SGK Ngữ văn 7 CD - Soạn bài Mẹ (trang 21): Chú ý sắc thái biểu cảm của từ "nâng" (dòng 15) và từ "cầm" (dòng 16)
Trả lời:
“nâng” và “cầm” thể hiện một sự nâng niu, trân trọng của người con trước sự già đi của mẹ.
Câu 4 SGK Ngữ văn 7 CD - Soạn bài Mẹ (trang 22): Dòng 18 dùng để hỏi hay bộc lộ cảm xúc?
Trả lời:
- Dòng 18 dùng trong bài thơ là một câu hỏi tu từ. Do đó,nó dùng để bộc lộ cảm xúc chứ không phải để hỏi. Sao mẹ ta già? Vốn dĩ, tác giả biết việc "già" là quy luật tự nhiên, không mọt ai sống trên đời mà không già đi. Nhưng vì thương mẹ ngày càng già yếu nên nhà thơ đã dùng một câu hỏi tu từ để bộc lộ cảm xúc của mình.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi 1 SGK Ngữ văn 7 CD - Soạn bài Mẹ (trang 46): Qua bài thơ Mẹ, chỉ ra đặc điểm của thể thơ bốn chữ ở các yếu tố: số tiếng và nhịp ở các dòng thơ, vần của bài thơ.
Trả lời:
- Số tiếng: 4 chữ trên một dòng, bốn câu trong một khổ
- Nhịp: 2/2, 1/3
- Vần: vần cách (thẳng-trắng), vần liền (tư-tám, ngày-ngày, gần-gần), vần hỗn hợp (khô-khô).
Câu hỏi 2 SGK Ngữ văn 7 CD - Soạn bài Mẹ (trang 46): Bài thơ Mẹ là lời của ai, bộc lộ cảm xúc gì? Nêu cảm nhận chung của em sau khi đọc bài thơ.
Trả lời:
- Bài thơ là lời của người con, bộc lộ cảm xúc xót xa thương cảm khi thấy mẹ ngày một già đi
- Cảm nhận: xót xa thương cảm trước hình ảnh gầy guộc già nua của người mẹ theo năm tháng.
Câu hỏi 3 SGK Ngữ văn 7 CD - Soạn bài Mẹ (trang 46): Liệt kê những từ ngữ được tác giả dùng để nói về "mẹ" và "cau" trong bài thơ. Để thể hiện hình tượng "mẹ" và "cau", tác giả sử dụng những biện pháp tu từ nào? Hãy chỉ ra tác dụng của các biện pháp tu từ đó.
Trả lời:
- Những từ ngữ được tác giả dùng để nói về “mẹ” và “cau” trong bài thơ: “còng”, “thẳng”, “xanh rờn”, “bạc trắng”, “cao-thấp”, “gần giời”, “gần đất”, “bổ”, “khô”…
- Để thể hiện hình tượng “mẹ” và “cau”, tác giả sử dụng những biện pháp tu từ tương phản (người mẹ ngày càng già đi – cau ngày càng lớn lên)
→ Tác dụng: làm nổi bật sự ngày càng già yếu của người mẹ qua việc đối chiếu sự tương phản giữa mẹ và cây cau.
Câu hỏi 4 SGK Ngữ văn 7 CD - Soạn bài Mẹ (trang 46): Chỉ ra và phân tích các câu thơ thể hiện tình cảm của người con dành cho mẹ. Em hiểu nội dung của hai dòng thơ cuối bài như thế nào?
Trả lời:
- Các câu thơ thể hiện tình cảm của người con dành cho mẹ:
“Một miếng cau khô
Khô gầy như mẹ
Con nâng trên tay
Không cầm được lệ”.
- Hai dòng cuối bài thơ, câu hỏi vọng vào hư không và không nhận được lời đáp, để lại sự cô đơn trống vắng.
Câu hỏi 5 SGK Ngữ văn 7 CD - Soạn bài Mẹ (trang 46): Trong số những hình ảnh được tác giả dùng để khắc họa hình tượng người mẹ, em thích nhất hình ảnh nào? Tại sao?
Trả lời:
- Trong số những hình ảnh được tác giả dùng để khắc họa hình tượng người mẹ, em thích nhất hình ảnh "Mẹ - đầu bạc trắng". Tại vì nó gợi cho em nhớ đến hình ảnh những bà tiên hiền lành trong các câu chuyện cổ tích luôn luôn giúp đỡ những người yếu thế. Mẹ - cũng chính là bà tiên đáng quý, đáng yêu trong chuyện cổ tích.
Câu hỏi 6 SGK Ngữ văn 7 CD - Soạn bài Mẹ (trang 46): Quan sát ông bà của mình qua năm tháng, em thấy ông bà ngày càng già đi, tóc ngày càng thêm bạc, sức khỏe ngày càng yếu hơn, trí nhớ cũng ngày càng kém, tai ngày càng nặng, khó nghe...
Trả lời:
- Quan sát người thân trong gia đình em qua năm tháng, sự thay đổi của họ tạo cho em cảm giác vui buồn lẫn lộn.
- Vui vì em trai của em ngày càng lớn lên, biết nghĩ và biết giúp đỡ bố mẹ. Buồn vì bố mẹ ngày càng già đi, tóc ngày càng bạc trắng. Nó khiến em có cảm giác xót xa, tiếc nuối bởi bản thân chưa làm được gì nhiều cho bố mẹ, vậy mà bố mẹ đã già đi, yếu đi. Đồng thời, nó khiến em càng biết trân trọng những khoảnh khắc bên cạnh những người thân yêu hơn. Em tự nhủ bản thân phải yêu thương bố mẹ nhiều hơn, nghe lời nhiều hơn và luôn khiến bố mẹ vui lòng.