Giải SGK Lịch sử 6 Kết nối tri thức Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á

1. "Cái nôi" của nền văn minh lúa nước

Câu hỏi: Dựa vào thông tin ở trên, kết hợp khai thác lược đồ hình 1 (tr53), hãy mô tả vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á

Lịch sử 6 Kết nối tri thức Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á

Trả lời:

* Do vị trí địa Ií nằm án ngữ trên con đường hàng hải nối liền glữa Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương:

- Nằm ở đông nam châu Á, tiếp giáp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, cầu nối giữa lục địa Á-Âu với Lục địa Úc.

- Đông Nam Á bao gồm hệ thống bán đảo, đảo, quần đảo xen giữa biển rất phức tạp.

- Đông Nam Á có vị trí quan trọng, nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn, nơi các cường quốc cạnh tranh ảnh hưởng.

- Gồm 11 quốc gia: Việt Nam, Lào, Campuchia, Singapo, Thái Lan, Mianma, Malaysia, Indonexia, Philippin, Brunay, Đông timo.

=> Đông Nam Á vẫn được coi là cầu nối giữa Trung Quốc, Nhật Bản với Ấn Độ, Tây Á và Địa Trung Hải.

2. Quá trình hình thành các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á

Câu 1: Hãy chỉ và kể tên một số quốc gia sơ kì Đông Nam Á trên lược đồ hình 1 (tr 52).

Trả lời:

- Một số quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á xuất hiện trong bản đồ là: Âu Lạc, Lâm Ấp; Phù Nam; Sri Kse-tra; Dva-ra-va-ti; Ha-ri-pun-giay-a; Chân lạp; Tam-bra-lin-ga; Lang-ka-su-ka; Ma-lay; Ta-ru-ma; Ka-lin-ga.

Câu 2: Tư liệu (tr. 52) và hình 2, 3 chứng tỏ điều gì về giao lưu thương mại của các quốc gia sơ kì Đông Nam Á vào những thế kỉ đầu Công nguyên.

Lịch sử 6 Kết nối tri thức Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam ÁLịch sử 6 Kết nối tri thức Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á

Trả lời:

- Hoạt động thương mại, đặc biệt là buôn bán bằng đường biển rất phát triển.

- Thị trường buôn bán rộng mở, trong đó:

+ Buôn bán giữa các quốc gia Đông Nam Á với nhau (được chứng minh qua đoạn tư liệu số 2 “ở Thái Lan, tại di chỉ khảo cổ Pông-tuc, đã phát hiện được 2 cánh hoa dát vàng, rất giống với mảnh vàng ở Óc Eo (khu vực Nam Bộ của Việt Nam hiện nay).

+ Buôn bán giữa các quốc gia Đông Nam Á với bên ngoài (được chứng minh qua đoạn tư liệu số 1: ở phía Đông đảo Booc-nê-ô phát hiện các hiện vật của Ấn Độ và nhà Hán (Trung Quốc); và đoạn tư liệu số 2: tại di di chỉ khảo cổ Pông-tuc (Thái Lan) tìm thấy 1 chiếc đèn lồng kiểu La Mã).

Luyện tập và Vận dụng

Câu 1: Tác động của việc giao lưu thương mại đối với sự ra đời của các quốc gia sơ kỳ Đông Nam Á như thế nào?

Trả lời:

Tác động của việc giao lưu thương mại đối với sự ra đời của các quốc gia sơ kỳ Đông Nam Á:

- Mang lại kinh tế cao, có khả năng cung cấp một khối lượng lớn lúa gạo, cá, sản phẩm thủ công (vải, hàng sơn, đồ sứ, thuốc nhuộm, chế phẩm kim khí v.v...) và nhất là những sản vật thiên nhiên (các loại gỗ quý, hương liệu, gia vị, đá quý, ngọc trai, cánh kiến ...).

- Hình thành những vùng kinh tế quan trọng, mang lại sự phát triển thịnh vượng của nền kinh tế khu vực

- Cùng với sự phát triển kinh tế và với quá trình xác lập các quốc gia “dân tộc”, văn hoá dân tộc cũng dần được hình thành. Sau một thời gian tiếp thu và chọn lọc, các dân tộc Đông Nam Á đã xây dựng được một nền văn hoá riêng của mình và đóng góp vào kho tàng văn hoá chung của loài người những giá trị tinh thần độc đáo.

Câu 2: Sưu tầm thêm thông tin về sách, báo, internet về quá trình hình thành của một quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á mà em thích nhất và chia sẻ với bạn em.

Trả lời:

- Vương Quốc Champa là một quốc gia độc lập, tồn tại từ khoảng thế kỷ thứ VII đến năm 1832 (thế kỷ thứ 18) trên phần đất nay thuộc miền Trung Việt Nam. Cương vực của Chăm Pa lúc mở rộng nhất trải dài từ Quảng Bình, dãy núi Hoành Sơn ở phía Bắc cho đến Bình Thuận ở phía Nam và từ biển Đông cho đến tận miền núi phía Tây của nước Lào ngày nay. Văn hóa Chăm Pa chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, Campuchia và Ấn Độ đã từng phát triển rực rỡ với những đỉnh cao là phong cách Đông Dương và phong cách Mỹ Sơn mà nhiều di tích đền tháp và các công trình điêu khắc đá, đặc biệt là các hiện vật có hình lin-ga vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay cho thấy ảnh hưởng của Ấn giáo và Phật giáo là hai tôn giáo chính của chủ nhân vương quốc Chăm Pa xưa. Chăm Pa hưng thịnh nhất vào thế kỷ thứ 9 và 10 và sau đó dần dần suy yếu dưới sức ép Nam tiến của Đại Việt từ phía Bắc và các cuộc chiến tranh với Đế quốc Khmer. Năm 1471, Chăm Pa chịu thất bại nặng nề trước Đại Việt và nước Chăm Pa thống nhất chấm dứt tồn tại. Phần lãnh thổ còn lại của Chăm Pa tiếp tục bị các chúa Nguyễn thôn tính lần hồi và đến năm 1832 toàn bộ vương quốc chính thức bị sáp nhập vào Việt Nam.

Câu 3: Sưu tầm những câu thành ngữ, tục ngữ của người Việt lên quan đến lúa, gạo.

Trả lời:

- Một số câu thành ngữ, tục ngữ của người Việt liên quan đến lúa, gạo:

(1) “Tháng sáu mà cấy mạ già

Thà rằng công cấy ở nhà ãm con.

Tháng chạp mà cấy mạ non

Thà rằng công cấy ãm con ở nhà”.

(2) “Còn gạo không biết ăn dè

Đến khi hết gạo ăn dè chẳng ra”

(3) “Thấy nếp thì lại thèm xôi

Ngồi bên thúng gạo nhớ nồi cơm thơm

Hai tay xới xới đơm đơm

Công ai cày cấy sớm hôm đó mà”