1. Nhà nước đầu tiên của người Việt cổ
Câu 1: Dựa vào thông tin trong mục 1 và sử dụng bản đồ hành chính Việt Nam, hãy xác định phạm vi không gian chủ yếu của nước Văn Lang trên bản đồ.
Trả lời:
- Địa bàn chủ yếu của nhà nước Văn Lang gắn liền với lưu vực các dòng sông lớn ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam hiện nay.
Câu 2: Nhà nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào? Hãy nêu ý nghĩa sự ra đời của Nhà nước Văn Lang.
Trả lời:
- Nhà nước Văn Lang ra đời: Vào khoảng thế kỉ VII TCN, nhờ sự phát triển của công cụ bằng đồng và sắt, đời sống sản xuất của người Việt cổ đã có sự chuyển biến rõ rệt. Nhu cầu chung sống, cùng làm thuỷ lợi và chống ngoại xâm đã thúc đẩy sự ra đời của nhà nước đầu tiên ở Việt Nam - Nhà nước Văn Lang.
- Ý nghĩa sự ra đời của Nhà nước Văn Lang: Tuy còn sơ khai, chưa có pháp luật thành văn và chữ viết,... nhưng sự ra đời của Nhà nước Văn Lang đã mở ra thời kì dựng nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc.
2. Sự ra đời Nhà nước Âu Lạc
Câu 1: Dựa vào thông tin trong mục 2 và sử dụng bản đồ hành chính Việt Nam, hãy xác định phạm vi không gian chủ yếu của nước Âu Lạc trên bản đồ.
Trả lời:
Phạm vi không gian của Nhà nước Âu Lạc:
- Địa bàn chủ yếu của nhà nước Âu Lạc từ Phong Châu xuống Đông Anh.
Câu 2: Nhà nước Âu Lạc ra đời trong bối cảnh nào? Nhà nước này có gì giống và khác so với Nhà nước Văn Lang?
Trả lời:
* Bối cảnh ra đời của nhà nước Âu lạc:
- Cuối thế kỉ III TCN, nhà tần đem quân đánh xuống phía Nam. Người Lạc Việt và người Âu Việt đã đoàn kết với nhau để cùng chống quân xâm lược. Họ đã cử “người tuấn kiệt” là Thục Phán lãnh đạo cuộc kháng chiến.
- Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tần, năm 208 TCN, Thục Phán lên ngôi vua, xưng là An Dương Vương, lập ra nhà nước Âu Lạc.
* So sánh nhà nước Văn Lang và Âu Lạc
Nhà nước Văn Lang |
Nhà nước Âu Lạc |
||
Giống nhau |
Lãnh thổ chủ yếu |
- Thuộc khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ của Việt Nam hiện nay. |
|
Tổ chức nhà nước |
- Đứng đầu nhà nước là vua, nắm giữ mọi quyền hành. - Giúp việc cho vua là các lạc hầu và Lạc tướng. - Lạc tướng đứng đầu các bộ; Bồ chính (già làng) đứng đầu các chiềng, chạ. |
||
Khác nhau |
Kinh đô |
- Phong Châu (Phú Thọ) |
- Phong Khê (Đông Anh, Hà Nội) |
Lãnh thổ |
- Khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ của Việt Nam hiện nay. |
- Địa bàn được mở rộng hơn (trên cơ sở hợp nhất vùng đất của Tây Âu và Lạc việt). |
|
Tổ chức Nhà nước |
- Đơn giản, sơ khai |
- Tổ chức nhà nước chặt chẽ hơn: + Vua nắm giữ nhiều quyền hành và có vị thế cao hơn trong việc trị nước. + Có quân đội mạnh, vũ khí tốt; có thành Cổ Loa kiên cố, vững chắc. |
3. Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc
a) Đời sống vật chất
Câu 1: Quan sát hình 6, 7, 8 và dựa vào thông tin trong mục a, em hãy mô tả đời sống vật chất (nguồn lương thực, nơi ở, phương tiện đi lại, trang phục, đồ trang sức...) của người Việt cổ.
Trả lời:
- Đời sống vật chất của người Việt cổ:
+ Nguồn lương thực: Chính là gạo nếp, gạo tẻ, muối, mắm cá,...
+ Nơi ở: Chủ yếu ở nhà sàn được dựng bằng tre, nứa, lá, gỗ...
+ Phương tiện đi lại: đi bộ, thuyền, bè, trâu, bò, ngựa, voi...
+ Trang phục: thường cắt tóc ngang vai, búi tó hoặt tết tóc kiểu đuôi sam. Nam đóng khố, cởi trần, đi chân đất, nữ mặc váy, yếm. Vào dịp lễ hội họ có thể đội mũ lông chim, đeo trang sức
+ Đồ trang sức: vòng tay, hạt chuỗi, khuyên tai,...
Câu 2: Những nghề sản xuất chính của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là gì?
Trả lời:
- Những nghề sản xuất chính của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là:
+ Nông nghiệp trồng lúa nước và các cây hoa màu.
+ Nghề luyện kim (đúc đồng, rèm sắt…).
b) Đời sống tinh thần
Câu hỏi: Trình bày những nét chính về đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc.
Trả lời:
- Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc:
+ Về tín ngưỡng:
- Có tục thờ cúng tổ tiên; sùng bái tự nhiên (thờ núi, sông, Mặt Trăng; Mặt Trời…).
- Người chết được chôn cất trong thạp, bình, mộ thuyền, mộ cây kèm theo công cụ lao động hoặc đồ dùng sinh hoạt.
+ Về phong tục – tập quán: người Việt cổ có tục xăm mình, nhuộm răng đen, ăn trầu, làm bánh chưng, bánh giầy.
+ Nhiều lễ hội được tổ chức trong năm. Trong những ngày lễ hội, mọi người thích hóa trang, nhảy múa, ca hát trong tiếng khèn, tiếng trống đồng náo nức. Các chàng trai đấu vật hoặc đua thuyền trên sông.
Luyện tập và Vận dụng
Câu 1: Hãy ghi lại những thông tin cơ bản nhất về hai nhà nước Văn Lang và Âu Lạc theo các gợi ý sau thời gian thành lập - kết thúc kinh đô; tổ chức bộ máy nhà nước, một số truyền thuyết dân gian có liên quan.
Trả lời:
Nhà nước |
Nhà nước Văn Lang |
Nhà nước Âu Lạc |
Thời gian thành lập và kết thúc kinh đô |
- Nước Văn Lang được hình thành vào khoảng năm 2879 TCN và kết thúc vào năm 258 TCN (tức là thế kỷ thứ VII TCN ) |
- Đại Việt sử ký toàn thư cho rằng An Dương Vương làm vua từ năm 257 tới 208 TCN. Nhưng theo đối chiếu với Sử ký Tư Mã Thiên thì niên đại chính xác có lẽ là khoảng năm 208 tới 179 TCN. |
|
||
Tổ chức bộ máy nhà nước |
+ Kinh đô: Bạch Hạc (Việt Trì - Phú Thọ). + Tổ chức nhà nước: Đứng đầu nhà nước là vua Hùng, vua Thục. Giúp việc cho vua là các Lạc hầu, Lạc tướng. Cả nước chia làm 15 bộ do Lạc tướng đứng đầu. Ở các làng xã đứng đầu là Bồ chính. |
+ Kinh đô: Cổ Loa (Đông Anh - Hà Nội). + Lãnh thổ mở rộng hơn, tổ chức bộ máy Nhà nước chặt chẽ hơn. + Có quân đội mạnh, vũ khí tốt, thành Cổ Loa kiên cố, vững chắc. |
Một số truyền thuyết dân gian có liên qua |
- Lạc Long Quân - Âu cơ |
- Truyện An Dương Vương, Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí... |
Câu 2: Nêu một số thành tựu tiêu biểu của thời đại Văn Lang-Âu Lạc. Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu về thành tựu mà em thích nhất.
Trả lời:
* Một số thành tựu văn hóa tiêu biểu thời đại Văn Lang - Âu Lạc:
- Hiện vật tiêu biểu cho văn minh Văn Lang - Âu Lạc là Trống đồng.
- Công trình tiêu biểu cho văn minh Văn Lang - Âu Lạc là thành Cổ Loa.
- Lưỡi cày đồng, ngành luyện kim đồng thau
* Giới thiệu về Trống Đồng:
- Từ muôn đời nay, trống đồng Đông Sơn đã là biểu tượng cho văn hóa Đông Sơn cũng như nền văn minh sông Hồng của người Việt cổ thời vua Hùng Vương dựng nước Văn Lang. Và trống đồng đã trở thành biểu tượng thiêng liêng của nền văn hóa dân tộc Việt Nam.
- Trống đồng như một vật quý báu hội tụ hồn thiêng sông núi, tích tụ những tinh hoa dân tộc trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt. Trong suốt hàng nghìn năm dựng nước, giữ nước và cho đến ngày nay chiếc trống đồng là vật tượng trưng cho tinh hoa văn hóa cũng như ý chí quật cường của dân tộc ta. Hiện nay, trong các buổi nghi lễ trang nghiêm như dịp lễ hội tiếng trống đồng vang lên uy nghi tạo không khí thiêng liêng làm tăng lên niềm tự hào dân tộc.
Câu 3: Lễ hội Đền Hùng được tổ chức vào ngày 10-3 âm lịch hàng năm có ý nghĩa như thế nào?
Trả lời:
- Ý nghĩa của việc tổ chức Lễ hội Đền Hùng vào ngày 10/3 âm lịch hằng năm:
+ Tưởng nhớ công lao của các vị vua Hùng; thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, hướng về nguồn cội của dân tộc Việt Nam.
+ Thể hiện niềm tự hào dân tộc (về nguồn gốc con rồng cháu tiên) đồng thời nhắc nhở chúng ta phải tìm hiểu thấu đáo bản sắc dân tộc, nguồn cội của tổ tiên; lịch sử dựng nước và giữ nước của cha ông; từ đó hình thành được ở mỗi người ý thức gìn giữ, phát huy các giá trị, thành quả tốt đẹp do thế hệ đi trước để lại.
+ Tổ chức Lễ Giỗ Tổ - Lễ hội Đền Hùng còn là dịp quan trọng để quảng bá ra thế giới về một di sản văn hóa vô cùng giá trị, độc đáo, đã tồn tại hàng nghìn năm, ăn sâu vào tâm hồn và tình cảm của mỗi người dân Việt.