Giải Sử 12 Cánh diều Bài 10: Khái quát về công cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay

Mở đầu (trang 60) Sử 12 Cánh diều Bài 10: Vậy công cuộc Đổi mới đất nước ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay trải qua những giai đoạn phát triển nào? Nội dung chính của các giai đoạn này là gì?

Trả lời:

* Những giai đoạn của cuộc cuộc đổi mới đất nước ở Việt Nam:

+ Giai đoạn khởi đầu công cuộc Đổi mới (từ năm 1986 đến năm 1995)

+ Giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế (từ năm 1996 đến năm 2006)

+ Giai đoạn tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế sâu rộng (từ năm 2006 đến nay)

* Nội dung chính của mỗi giai đoạn

- Giai đoạn 1986 - 1995:

+ Lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm.

+ Thực hiện đổi mới toàn diện và động bộ.

- Giai đoạn 1996 - 2006: đẩy mạnh đổi mới trên các lĩnh vực kinh tế; chính trị, văn hoá-xã hội, an ninh-quốc phòng và đối ngoại.

- Giai đoạn 2006 đến nay: đẩy mạnh công nghiệp hoá-hiện đại hoá và hội nhập quốc tế sâu rộng.

1. Khởi đầu công cuộc Đổi mới (1986 - 1995)

Câu hỏi (trang 61) Sử 12 Cánh diều Bài 10: Trình bày những nội dung chính của đường lối Đổi mới ở Việt Nam giai đoạn 1986-1995?

Trả lời:

- Từ giữa thập niên 80 của thế kỉ XX, trước những thay đổi của tình hình thế giới và thực trạng kinh tế - xã hội trong nước đang lâm vào khủng hoảng. Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận thức được yêu cầu phải đối mới đất nước.

- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (1986) đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước, chính  thức mở đầu công cuộc Đổi mới. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991) và các hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục bổ sung, phát triển đường lối Đổi mới. 

- Nội dung cơ bản của đường lối Đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra trong giai đoạn 1986 - 1995 lả:

- Đối mới đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội không phải là thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa, mà làm cho mục tiêu đó được thực hiện có hiệu quả bằng những quan niệm đúng dẫn về chủ nghĩa xã hội, những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp.

- Đổi mới phải toàn diện và đồng bộ từ kinh tế và chính trị đến tổ chức, tư tưởng, văn hóa. Đổi mới kinh tế phải gắn với đổi mới chính trị, nhưng trọng tâm là đổi mới kinh tế

- Đổi mới cơ chế quản lí kinh tế, xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước; đối mới cơ cấu kinh tế, xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần; điều chỉnh cơ cấu đầu tư; mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại.

- Xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, đổi mới sự lãnh đạo của Đảng.

- Đổi mới chính sách văn hóa - xã hội, phát huy yếu tố con người và lấy việc phục vụ con người là mục đích cao nhất.

- Mở rộng quan hệ với tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị- xã hội khác nhau trên cơ sở các nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình,...

2. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế (1996-2006)

Câu hỏi (trang 63) Sử 12 Cánh diều Bài 10: Trình bày những nội dung chính của đường lối đổi mới ở Việt Nam giai đoạn 1996- 2006.

Trả lời:

- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996) và lần thứ IX (2001) của Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục bổ sung, phát triển đường lối Đổi mới, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước.

- Nội dung cơ bản của đường lối Đổi mới giai đoạn 1996 – 2006 là:

+ Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; 

+ Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 

+ Đổi mới hệ thống chính trị, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, ...

+ Chú trọng phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; phát triển giáo dục, y tế và giải quyết các vấn đề xã hội.

+ Đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế; chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế,....

3. Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế sâu rộng (từ năm 2006 đến nay)

Câu hỏi (trang 64) Sử 12 Cánh diều Bài 10: Dựa vào thông tin trong mục 3:

- Trình bày những nội dung chính của đường lối Đổi mới ở Việt Nam giai đoạn 2006-2021.

- Nêu tên một số tổ chức quốc tế Việt Nam đã tham gia trong giai đoạn 2006-2021?

Trả lời:

- Sau 20 năm đổi mới (1986 -2006), thể và lực của Việt Nam đã lớn mạnh vượt bậc, uy tín quốc tế không ngừng được nâng cao. Tuy vây, nhiều nguy cơ, thách thức vẫn tồn tại. Yêu cầu đặt ra đối với Việt Nam trong giai đoạn này là tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện và đồng bộ, phát triển nhanh và bền vững hơn.

- Các kì Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X (2006), XI (2011), XII (2016), XIII (2021) tiếp tục phát triển đường lối Đổi mới, với chủ trương chung là tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng.

Đường lối Đổi mới từ năm 2006 đến nay thế hiện những nội dung chủ yếu sau:

- Tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc Đổi mới; phát triển nhận thức về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đổi mới tư duy phát triển, phương thức phát triển

- Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế.

- Phát huy dân chủ, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng: tăng cường quốc phòng và an ninh.

- Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển; tiếp tục phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.

- Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại: chuyển từ hội nhập kinh tế quốc tế sang chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng....

Trong giai đoạn từ 2006 đến 2021, một số tổ chức quốc tế mà Việt Nam đã tham gia bao gồm: Liên Hợp Quốc (United Nations), ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á), APEC (Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương), WTO (Tổ chức Thương mại Thế giới), IMF (Quỹ Tiền tệ Quốc tế), World Bank (Ngân hàng Thế giới), ADB (Ngân hàng Phát triển châu Á),  ILO (Tổ chức Lao động Quốc tế), WHO (Tổ chức Y tế Thế giới),  UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc)

Luyện tập & Vận dụng

Luyện tập 1 (trang 64) Sử 12 Cánh diều Bài 10: Vẽ trục thời gian thể hiện các giai đoạn của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay.

Trả lời:

Sử 12 Cánh diều Bài 10: Khái quát về công cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay

Vận dụng 2 (trang 64) Sử 12 Cánh diều Bài 10: Sưu tầm tư liệu về một trong những nhân vật tiêu biểu có vai trò và đóng góp nổi bật trong công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay. Giới thiệu tư liệu đó với thầy cô và bạn học.

Gợi ý:

     Nhân vật em muốn giới thiệu là: đồng chí Nguyễn Văn Linh

     Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (tháng 12/1986), đồng chí Nguyễn Văn Linh được bầu làm Tổng Bí thư - đây là Tổng Bí thư đầu tiên của thời kỳ đổi mới. Trong tình hình đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng, lạm phát có lúc lên đến 3 con số (770%); đời sống nhân dân cực kỳ khó khăn; tình hình quốc tế có nhiều biến động phức tạp, sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch, cùng với sự khủng hoảng bên bờ sụp đổ của các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô tác động mạnh mẽ đến nước ta, cách mạng Việt Nam một lần nữa đứng trước thử thách: “Đổi mới hay là chết”. Trên trọng trách Tổng Bí thư, đồng chí Nguyễn Văn Linh đã thể hiện bản lĩnh vững vàng, lập trường kiên định, cùng Bộ Chính trị, lãnh đạo Đảng và Nhà nước đề ra những quyết sách đúng đắn, huy động được toàn thể các tầng lớp nhân dân tham gia tiến hành sự nghiệp đổi mới, đưa cách mạng Việt Nam tiếp tục tiến lên. Đồng chí Nguyễn Văn Linh luôn quán triệt quan điểm: “Đổi mới là cách mạng”, muốn thắng lợi, phải quyết tâm, phải có phương pháp đúng, phù hợp, đồng thời có sự đột phá. Trước hết là “đột phá” trên mặt trận tư tưởng, đồng chí đã sử dụng báo chí làm “vũ khí lý luận” để tấn công, đả phá tư tưởng trì trệ, lạc hậu và tuyên truyền, quán triệt chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng. Những phẩm chất cao đẹp, sáng ngời của người cộng sản Nguyễn Văn Linh được Đảng, Nhà nước ta ghi nhận, được nhân dân ta tôn vinh, ghi nhớ là một trong những nhà lãnh đạo có những cống hiến xuất sắc trong sự nghiệp đổi mới.