1. Tiền đề của các cuộc cách mạng tư sản
- Kinh tế Tây Âu và Bắc Mỹ phát triển mạnh, nhưng gặp cản trở từ chế độ phong kiến.
- Chính trị Tây Âu bất ổn với các cuộc khủng hoảng và mâu thuẫn sâu sắc.
- Xã hội xuất hiện các giai cấp mới như tư sản, quý tộc mới, chủ nô, công nhân.
- Tư tưởng cải cách tôn giáo và Triết học Ánh sáng thúc đẩy cách mạng.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo, động lực của các cuộc cách mạng tư sản
- Mục tiêu: Xóa bỏ chế độ phong kiến, phát triển chủ nghĩa tư bản.
- Nhiệm vụ: Giành độc lập dân tộc, xác lập nền dân chủ tư sản.
- Giai cấp lãnh đạo: Chủ yếu là tư sản, đôi khi quý tộc tư sản hóa.
- Động lực: Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, dân bản địa bị áp bức.
3. Kết quả, ý nghĩa của các cuộc cách mạng tư sản
a. Kết quả
- Các cuộc cách mạng tư sản đã lật đổ, xoá bỏ được tàn dư của chế độ phong kiến, thiết lập quan hệ sản xuất mới, xây dựng nhà nước pháp quyền.
b. Ý nghĩa
- Cách mạng tư sản thắng lợi đã đặt dấu mốc cho chế độ tư bản chủ nghĩa ra đời.
- Các bản tuyên ngôn, hiến pháp được công bố sau các cuộc cách mạng tư sản mang tư tưởng tiến bộ về quyền dân tộc, quyền con người, quyền công dân. Góp phần thúc đẩy mạnh mẽ các cuộc cách mạng chống phong kiến và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Á - Phi - Mỹ Latinh.