1. Bối cảnh lịch sử
- Dưới thời Gia Long, triều Nguyễn đã ổn định nhưng vẫn còn nhiều hạn chế:
+ Hành chính phân cấp phức tạp, dễ dẫn đến tình trạng lạm quyền.
+ Xã hội xuất hiện nhiều mâu thuẫn, gây ra các cuộc khởi nghĩa nông dân.
=> Vấn đề cấp bách đặt ra với triều Nguyễn: Kiện toàn bộ máy chính quyền.
- Vua Minh Mạng, trong 21 năm trị vì (1820 - 1841), đã thực hiện cải cách để tăng cường quyền lực tập trung và thúc đẩy đất nước phát triển.
2. Nội dung cuộc cải cách
- Chính trị - hành chính: Đổi tên nước thành Đại Nam, kiện toàn bộ máy triều đình, tổ chức hệ thống quan lại thông qua khoa cử, bãi bỏ các đơn vị hành chính cũ và chia toàn quốc thành 30 tỉnh.
- Kinh tế: Đo đạc ruộng đất để lập sổ địa bạ, khôi phục chế độ ruộng đất công, điều chỉnh chính sách thuế và kiểm soát hoạt động thương mại.
- Quốc phòng - an ninh: Tổ chức lại quân đội theo hướng tinh nhuệ, chú trọng phát triển thủy quân, xây dựng pháo đài phòng thủ.
- Văn hóa - giáo dục: Độc tôn Nho giáo, hạn chế Phật giáo và Thiên Chúa giáo, khuyến khích khoa cử để tuyển chọn nhân tài giúp việc triều đình.
3. Kết quả và ý nghĩa
- Kết quả:
+ Tăng cường tính thống nhất của quốc gia.
+ Chế độ trung ương tập quyền chuyên chế và quyền lực của hoàng đế được củng cố, thúc đẩy bộ máy chính quyền các cấp hoạt động hiệu quả.
- Ý nghĩa:
+ Cuộc cải cách của vua Minh Mạng là một cuộc cải cách khá toàn diện trên các lĩnh vực hành chính, kinh tế, văn hoá, giáo dục. Trong đó, trọng tâm là cải cách trên lĩnh vực hành chính.
+ Những thành tựu của cuộc cải cách hành chính dưới thời Minh Mạng đã tác động tích cực nhất định đến sự ổn định tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và quốc phòng an ninh của Đại Nam.
+ Một số giá trị trong xây dựng mô hình, cơ chế vận hành bộ máy chính quyền các cấp ở địa phương và về xây dựng đội ngũ quan lại thanh liêm, cần cán của vua Minh Mạng để lại bài học kinh nghiệm hữu ích cho cải cách hành chính Việt Nam hiện nay.