Lý thuyết Lịch Sử 11 Chân trời sáng tạo Bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam từ thế kỉ III TCN - đến cuối thế kỉ XIX

1. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu thời Bắc thuộc

- Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 - 43): Hai Bà Trưng lãnh đạo nhân dân chống lại nhà Đông Hán. Khởi nghĩa giành thắng lợi ban đầu nhưng thất bại trước sự đàn áp của Mã Viện năm 43.

- Khởi nghĩa Bà Triệu (248): Bà Triệu lãnh đạo nghĩa quân chống nhà Ngô tại quận Cửu Chân. Cuộc khởi nghĩa lan rộng nhưng bị đàn áp.

- Khởi nghĩa Lý Bí (542 - 602): Lật đổ chính quyền đô hộ nhà Lương, lập nước Vạn Xuân. Khởi nghĩa tiếp tục dưới sự lãnh đạo của Triệu Quang Phục nhưng thất bại trước quân Tùy năm 602.

- Khởi nghĩa Phùng Hưng (khoảng năm 776): Khởi nghĩa chống nhà Đường tại Tống Bình (Hà Nội), giành quyền tự chủ một thời gian nhưng bị đàn áp năm 791.

2. Khởi nghĩa Lam Sơn

- Bối cảnh: Sau khi nhà Hồ thất bại, Đại Việt bị quân Minh đô hộ.

- Diễn biến chính:

1418 - 1423: Dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, tạm hoãn để củng cố lực lượng.

1424 - 1425: Giành thắng lợi tại Nghệ An, mở rộng vùng giải phóng.

1426 - 1427: Tổng tiến công ra Bắc, thắng trận Tốt Động - Chúc Động và Chi Lăng - Xương Giang. Vương Thông phải xin hàng.

10/12/1427: Hội thề Đông Quan, kết thúc chiến tranh.

- Ý nghĩa: Giành lại độc lập dân tộc, mở đường cho triều đại Lê sơ hùng mạnh.

3. Phong trào Tây Sơn

- Bối cảnh: Chính quyền chúa Nguyễn suy yếu, đời sống nhân dân khốn khó.

- Diễn biến chính:

1771: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ khởi nghĩa tại Tây Sơn thượng đạo.

1773 - 1777: Kiểm soát từ Quảng Nam đến Bình Thuận, lật đổ chính quyền chúa Nguyễn.

1785: Đánh bại quân Xiêm trong trận Rạch Gầm - Xoài Mút.

1786 - 1788: Lật đổ chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài, vua Lê bỏ trốn.

1789: Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa, đánh bại quân Thanh xâm lược.

- Ý nghĩa: Lật đổ các chính quyền phong kiến mục nát, thống nhất đất nước, bảo vệ độc lập trước ngoại xâm.

4. Một số bài học lịch sử

- Bài học về quá trình tập hợp lực lượng quần chúng nhân dân: Các cuộc khởi nghĩa đều nêu cao tinh thần dân tộc, có tính chính nghĩa và được quần chúng ủng hộ.

- Bài học về vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc: Đoàn kết là yếu tố quyết định thắng lợi trong đấu tranh giành độc lập.

- Bài học về nghệ thuật quân sự: Chiến tranh nhân dân, tiên phát chế nhân, lấy ít địch nhiều, đánh vào tâm lý đối phương.

- Bài học đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay: Kết hợp sức mạnh dân tộc và thời đại, xây dựng nền quốc phòng toàn dân.