1. Sự xác lập của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ
- Từ thế kỉ XVI đến XVIII, các cuộc cách mạng tư sản thắng lợi ở Nê-đéc-lan, Anh, Bắc Mỹ, Pháp giúp hình thành nhà nước tư sản, thúc đẩy tư bản chủ nghĩa phát triển.
- Nửa sau thế kỉ XIX, cách mạng tư sản tiếp diễn dưới các hình thức như thống nhất đất nước (Đức, Ý) và cải cách nông nô (Nga), tạo điều kiện cho tư bản chủ nghĩa mở rộng.
2. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản
a) Chủ nghĩa đế quốc và mở rộng thuộc địa
- Các nước tư bản phát triển mạnh, thúc đẩy quá trình thực dân hóa.
- Anh, Pháp, Mỹ, Đức… tranh giành thuộc địa, mở rộng ảnh hưởng.
b) Quá trình mở rộng và phát triển
- Lợi ích từ khoa học - kỹ thuật và thuộc địa giúp tư bản mở rộng sản xuất.
- Đầu tư tài chính, xuất khẩu tư bản gia tăng, đặc biệt là ở Anh, Pháp.
c) Từ tư bản tự do cạnh tranh đến độc quyền
- Ban đầu là chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh.
- Cuối thế kỉ XIX, xuất hiện tập trung sản xuất, hình thành các tổ chức độc quyền như Các-ten (Đức), Xanh-đi-ca (Pháp, Nga), Tơ-rớt (Mỹ).
3. Chủ nghĩa tư bản hiện đại
a) Khái niệm
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa tư bản hiện đại kết hợp sức mạnh kinh tế độc quyền với sức mạnh chính trị nhà nước.
- Đặc trưng: độc quyền nhà nước, phát triển khoa học - công nghệ, có tính toàn cầu.
b) Tiềm năng và thách thức
- Tiềm năng: Phát triển mạnh nhờ khoa học - công nghệ, kinh nghiệm quản lý, khả năng thích nghi, tận dụng toàn cầu hóa.
- Thách thức: Khủng hoảng kinh tế, năng lượng, môi trường; thất nghiệp, bất bình đẳng; bất ổn dân chủ, xung đột xã hội.