Trước khi đọc
Câu hỏi 1 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức - Soạn bài Dế chọi (trang 18): Em đã chơi hay quan sát trò chọi dế bao giờ chưa? Em hiểu gì về trò chơi này?
Trả lời:
Em đã từng quan sát trò chơi chọi dế. Chọi dế đã có mặt tại Trung Quốc hơn 1000 năm trước. Trò chơi này sử dụng những chú dế đực trưởng thành, hung hăng, có tiếng gáy to để thi đấu với nhau. Dế được cho vào sân đấu, nơi chúng sẽ chống càng, cắn, ghì, đá hậu để hạ gục đối thủ. Dế nào bỏ chạy, lăn ngửa, hoặc chết là thua.
Câu hỏi 2 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức - Soạn bài Dế chọi (trang 18): Em suy nghĩ thế nào về hậu quả của việc một ông vua lại mê chơi trò chọi dế?
Trả lời:
- Hậu quả của việc ông vua lại mê trò chơi chọi dế là:
+ Đất nước không thể phát triển và đi lên.
+ Nhân dân sẽ rơi vào cảnh lầm than, nghèo khổ.
Đọc văn bản
Câu 1 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức - Soạn bài Dế chọi (trang 18): Thời gian, không gian và sự việc liên quan đến nhan đề của truyện.
Trả lời:
- Về thời gian: Đời Tuyên Đức nhà Minh
- Không gian: huyện Hoa Âm, tỉnh Thiểm Tây.
- Các sự việc liên quan:
+) Nhà vua vô cùng thích việc chọi dế, quan lại dù tỉnh mình không phải nộp nhưng cũng muốn túm lại bắt dế nhằm nịnh hót lấy lòng vua.
+) Thành hiền lành nên không dám sách nhiễu dân chúng, lo lắng quá nên phải tự đi tìm dế.
+) Sau cùng đi xem bói, biết được nơi bắt dế chọi, cuối cùng Thành cũng có con dế nộp quan.
+) Sau khi con trai tỉnh dậy, Thành cũng bắt được một con dế chọi khác.
+) Con dế chọi chọi với thanh niên cùng thôn, con dế thắng.
+) Con dế được cống vua, vua vô cùng vui mừng và thích thú thưởng hậu hĩnh cho Thành.
Câu 2 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức - Soạn bài Dế chọi (trang 19): Hoàn cảnh của nhân vật chính trong truyện.
Trả lời:
- Trong huyện có Thành đã dự khoa Đồng tử nhưng lâu không thi đỗ, tính chất phác nên bị bọn lí dịch gian giảo ép làm chức lí chính, tìm đủ cách chối từ mà không được, chưa đầy một năm thì chút ít gia sản đã cạn kiệt.
Câu 3 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức - Soạn bài Dế chọi (trang 19): Bà đồng bói toán có liên quan đến những sự việc nào trong truyện?
Trả lời:
- Cô đồng bói toán liên quan đến việc vợ Thành đến xem và được cô đồng chỉ dẫn bằng một bức vẽ có liên quan đến việc bắt dế.
Câu 4 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức - Soạn bài Dế chọi (trang 20): Điều gì xảy ra sau khi con Thành sống lại nhưng “thần thái ngây ngốc như người gỗ, cứ ngủ mê mệt”?
Trả lời:
- Thành sẽ tìm được một con dế khác, con dế tuy nhỏ nhưng vô cùng mạnh mẽ, có thể chọi thắng tất cả các con dế khác.
Câu 5 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức - Soạn bài Dế chọi (trang 20): Con dế mới bắt được có gì kì lạ?
Trả lời:
- Vừa nhỏ, vừa ngắn mà màu tía.
- Hình dáng như con chó, cánh hoa mai, đầu vuông chân dài.
Câu 6 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức - Soạn bài Dế chọi (trang 21): Điều em dự đoán ở trên có chính xác không?
Trả lời:
- Điều em dự đoán là đúng.
- Con dế của Thành chiến thắng tất cả các con không chỉ vậy mỗi khi thấy tiếng đàn sáo còn nhảy nhót theo điệu nhạc. Từ đó mà Thành được ban chức lớn có ruộng vườn bao la, lầu gác nguy nga, giàu sang hơn cả các nhà thế gia.
Sau khi đọc
Câu hỏi 1 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức - Soạn bài Dế chọi (trang 22): Nêu các sự kiện tạo nên cốt truyện và nhận xét ngắn gọn về không gian, thời gian, nhân vật chính trong truyện.
Trả lời:
- Các sự kiện tạo nên cốt truyện là:
+ Vua ra lệnh tìm bắt, nuôi nấng dế chọi để cống nạp.
+ Bà đồng gù lưng chỉ điểm chỗ tìm dế chọi khỏe.
+ Con trai Thành mở chậu dế chạy mất, con trai ngã xuống giếng.
+ Con trai Thành vẫn còn sống nhưng thần thái đờ đẫn, ngây ngốc.
+ Nghe tiếng gáy của một con dế trong nhà, Thành đuổi theo, bắt được, hoá ra là một con dế nhỏ, nhưng có thể thắng bất cứ con nào, do đó Thành được quan thưởng.
+ Con dế được dâng lên vua, trong cung, nó trở thành con dế vô địch, thắng bất cứ con dế kì lạ nào; đã thế lại còn biết nhảy mỗi khi có nhạc nổi lên.
+ Các quan sau khi được vua trọng thưởng đã nâng đỡ để Thành đỗ được tú tài.
+ Hơn một năm sau, con trai Thành bình phục, kể rằng chính mình đã hoá thành con dế.
- Nhận xét:
+ Thời gian, không gian gắn với sinh hoạt của các nhân vật.
+ Nhân vật là con người với những thành phần khác nhau trong xã hội. Không có nhân vật thần tiên, ma quỷ, chỉ có duy nhất đứa con trai hóa thành dế liên quan đến yếu tố kì ảo.
Câu hỏi 2 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức - Soạn bài Dế chọi (trang 22): Vì dế chọi mà gia đình Thành lâm vào cảnh ngộ như thế nào? Cũng nhờ dế chọi mà sau đó gia đình Thành được hưởng những gì? Phân tích ý nghĩa của sự đối lập giữa hai tình huống.
Trả lời:
- Vì dế chọi mà Thành vất vả tìm kiếm, không tìm được thì bị đánh đến mức chảy máu, thậm chí còn suýt mất đi con trai của mình. Nhưng cũng nhờ có dế chọi mà Thành được thưởng tiền bạc, miễn sai dịch, được nâng đỡ để đỗ tú tài
- Hai tình huống đối lập trên đã thể hiện sự phi lý, và điều phi lý ấy được đẩy lên cao trào nhất. Điều đó cũng cho thấy sự vô lối của những kẻ cầm quyền khi chỉ biết ăn chơi hưởng lạc, đẩy nhân dân vào cảnh cùng cực khổ đau, những vị quan thanh liêm cũng bị chèn ép nặng nề.
Câu hỏi 3 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức - Soạn bài Dế chọi (trang 22): Truyện có những yếu tố kì ảo nào? Các yếu tố kì ảo đó có ý nghĩa, vai trò gì trong truyện?
Trả lời:
- Trong truyện xuất hiện 2 sự việc mang yếu tố kỳ ảo:
+ Với sự việc đầu tiên chính là sự kiện bà đồng chỉ dẫn vợ chồng Thành nơi có thể bắt con dế.
+ Sự việc thứ hai: sau khi làm chết con dế quý của cha, đứa con trai 9 tuổi của Thành đã hóa thân thành con dế, tuy nhỏ, nhưng có thể thắng bất cứ con dế nào.
- Ý nghĩa, vai trò của yếu tố kỳ ảo trong truyện:
+ Các yếu tố kỳ ảo có tác dụng móc nối các sự kiện lại với nhau, đẩy câu truyện trở nên cao trào và tập trung tháo gỡ bế tắc của nhân vật. Điều này cũng vẽ nên câu truyện lên giá trị hiện thực về một xã hội tàn bạo, đè nén gây ra bao đau thương cho người dân hiền lành lương thiện. Đồng thời thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc, đồng cảm với số phận người dân không quyền không thế.
Câu hỏi 4 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức - Soạn bài Dế chọi (trang 22): Tính chất hiện thực của truyện được thể hiện qua những chi tiết, sự việc nào? Em có suy nghĩ gì về thái độ của tác giả khi miêu tả hiện thực đó?
Trả lời:
- Tính chất hiện thực của truyện được thể hiện qua chi tiết: Thời gian xác định, địa danh cụ thể, vị thế và cách hành xử của nhân vật phản ánh đúng các quan hệ xã hội phong kiến,…
- Qua chi tiết trên tác giả muốn lên án và phê phán tội ác của hệ thống cầm quyền thối nát chỉ biết ăn chơi hưởng thụ đàn ác trên mồ hôi xương máu của nhân dân. Thái độ châm biếm tự nhiên.
Câu hỏi 5 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức - Soạn bài Dế chọi (trang 22): Phân tích lời người kể chuyện trong đoạn văn từ “Thành giở đi giở lại” đến “kì hạn nộp quan”.
Trả lời:
Đây là đoạn văn kể về sự kiện Thành được bà đồng chỉ lối để đi bắt dế. Tác giả với ngôi kể thứ 3, ngoài cuộc, khách quan khi vừa dẫn lời nhân vật, vừa miêu tả cảnh vật nhưng cũng vừa kể lại diễn biến của sự việc.
Câu hỏi 6 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức - Soạn bài Dế chọi (trang 22): Những đặc điểm nào của truyện truyền kì được thể hiện trong truyện Dế chọi?
Trả lời:
- Đặc điểm của truyện truyền kì được thể hiện trong truyện Dế chọi là:
+ Dùng yếu tố kì ảo làm phương thức để phán ảnh hiện thực cuộc sống lúc bấy giờ.
+ Cốt tuyện mô phỏng cốt truyện dân gian với các sự kiện được sắp xếp theo trật tự tuyến tính, có quan hệ nhân quả.
+ …
Viết kết nối với đọc
Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) nêu nhận xét của em về tính chất kì ảo của truyện Dế chọi.
Đoạn văn tham khảo
Dế chọi là câu chuyện mang đậm yếu tố kỳ ảo – một yếu tố chủ đạo trong cuốn Liêu Trai chí dị. Dế chọi đã bóc trần một mảng hiện thực đầy u ám và tăm tối, nơi con người dễ dàng bị mê muội bởi quyền lực và tiền bạc. Yếu tố kỳ ảo gắn liền với Thành – một người liêm khiết nhưng bị chế độ chèn ép, chà đạp.Hai yếu tố kỳ ảo được xuất hiện trong câu chuyện chính là khi Thành đến gặp bà đồng và khi con dế là con trai Thành hóa thân. Mặc dù sử dụng những chi tiết kỳ ảo như vậy nhưng giá trị hiện thực của Dế chọi mang lại cho người đọc vẫn không hề thay đổi mà ngược lại còn đem lại sự hấp dẫn, mới mẻ, thú vị cho người đọc. Dế chọi đã cho thấy hiện thực về một xã hội tàn bạo, đè nén gây ra bao đau thương cho người dân hiền lành lương thiện. Đồng thời thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc, đồng cảm với số phận người dân không quyền không thế.