Soạn bài Tự tình (bài 2) - Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Đọc văn bản

TỰ TÌNH 2

- HỒ XUÂN HƯƠNG -

Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom,

Oán hận trông ra khắp mọi chòm.

Mõ thảm không khua mà cũng cốc.

Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om?

Trước nghe những tiếng thêm rầu rĩ,

Sau giận vì duyên để mõm mòm.

Tài tử văn nhân ai đó tá?

Thân này đâu ai đã chịu già tom!

Sau khi đọc

Câu hỏi 1 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức - Soạn bài Tự tình (bài 2) (trang 77): Xác định thể thơ, đề tài và bố cục của bài thơ.

Trả lời:

- Thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật.

- Đề tài: Người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

- Bố cục bài thơ: 2 phần:

+ Phần 1: 6 câu thơ đầu: Hình ảnh thiên nhiên nhuốm màu cảm xúc tủi buồn của nhân vật.

+ Phần 2: 2 câu thơ cuối: Nỗi niềm khao khát hạnh phúc, không chịu khuất phục bởi số phận cuộc đời.

Câu hỏi 2 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức - Soạn bài Tự tình (bài 2) (trang 77): Hai câu đề miêu tả thời gian, không gian nào và gợi tâm trạng gì?

Trả lời:

- Thời gian “đêm khuya”.

=> Đây là thời điểm người phụ nữ cảm thấy thấm thía nhất nỗi bất hạnh của mình.

- Âm thanh “văng vẳng trống canh dồn”.

=> Không gian yên tĩnh đến mức có thể nghe được tiếng trống canh từ xa vọng về.

- Không gian:

+ “nước non”: mênh mông, rộng lớn.

=> ẩn dụ cho xã hội xô bồ thời bấy giờ.

=> Con người càng trở nên nhỏ bé, cô quạnh.

- Tâm trạng người phụ nữ:

+ “trơ”

=> Nỗi cô đơn, trơ trọi của người phụ nữ khi không có ai kề cạnh ở bên.

=> Nỗi bẽ bàng, tủi hổ khi phải một mình đối mặt với bao đau thương, mất mát.

=> Trơ lì, không còn cảm giác, thách thức.

+ “hồng nhan”: nhan sắc đẹp, tươi trẻ.

=> “cái hồng nhan”: vẻ đẹp người phụ nữ bị rẻ rúng, không ai đoái hoài.

=> Người phụ nữ dù đẹp đến mấy nhưng vẫn bị rẻ rúng, coi thường, một mình trải qua, hứng chịu bao đắng cay tủi cực mặc cho dòng đời xô đẩy.

Câu hỏi 3 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức - Soạn bài Tự tình (bài 2) (trang 77): Hai câu thực và hai câu luận thể hiện những trạng thái cảm xúc nào?

Trả lời:

Hai câu thực và hai câu luận đều thể hiện ra nỗi xót xa, cay đắng cũng như phẫn uất cho số phận người phụ nữ cô đơn.

Với hai câu thực, ta thấy được nỗi cô đơn u uất. Những hình ảnh như “Mõ – chuông; cốc – om”, là 2 hình ảnh đối xứng với nhau khiến cho nỗi cô đơn buồn tủi càng kéo dài hơn. Câu hỏi tu từ trong câu thơ “Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om?” làm cho giọng thơ thảm thiết, xoáy sâu vào lòng người như một lời than “cớ sao?” , một tiếng thở dài ngao ngán.

Hai câu luận, ta thấy được sự căm phẫn cho số phận người phụ nữ sao mà quá hẩm hiu. Người phụ nữ ấy buồn rầu vì thời gian xuân sắc đã hết mà chẳng thể tìm nổi một ai để dựa vào. Người phụ nữ ấy ngao ngán, vì duyên để mõm mòm. Và rồi cuối cùng, đêm khuya lạnh ngắt ấy chỉ có một mình nàng và nỗi cô đơn, bầu bạn với nhau đến hết ngày.

Câu hỏi 4 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức - Soạn bài Tự tình (bài 2) (trang 77): Chỉ ra sự chuyển mạch cảm xúc của bài thơ trong hai câu thơ kết.

Trả lời:

- Sự chuyển mạch cảm xúc của bài thơ trong hai câu thơ kết thể hiện ở chỗ: đang giận, hờn, trách sao “tài tử văn nhân ai đó tá”, nhưng lại để mình “mõm mòm”, Hồ Xuân Hương lại liền khẳng định ngay sự chủ động của mình: “Thân này đâu đã chịu già tom”. Cụm từ ‘đâu đã chịu” cho thấy sự kiên định, bướng bỉnh của bà, không muốn để mình già đi mà tình duyên còn lận đận, đồng thời không còn thấy nỗi sầu đau, ủ rũ.

- Hồ Xuân Hương cũng chuyển mạch cảm xúc thất vọng, vô vọng ở các câu thơ trên thành hi vọng, khát vọng trong câu thơ cuối cùng của bài thơ.

Câu hỏi 5 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức - Soạn bài Tự tình (bài 2) (trang 77): Nêu chủ đề của bài thơ. Chủ đề đó giúp em hiểu thêm điều gì về tư tưởng, tình cảm của tác giả?

Trả lời:

- Chủ đề: Số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

- Tư tưởng tình cảm của tác giả: Nhà thơ giãy bày với lòng mình về nỗi trái ngang, bẽ bàng của người phụ nữ trước thực tại xã hội. Tiếng nói của bài thơ không chỉ là cảm xúc cá nhân mà còn là nỗi niềm đau đáu của biết bao người phụ nữ thời bấy giờ, vừa là lời đồng cảm thương xót số phận bất hạnh kiếp hồng nhan, vừa là tiếng nói lên án tố cáo xã hội cũ bất công, chà đạp lên quyền sống của con người.

Câu hỏi 6 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức - Soạn bài Tự tình (bài 2) (trang 77): Nhận xét về nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của tác giả trong bài thơ.

Trả lời:

- Ngôn ngữ thơ điêu luyện, bộc lộ được tài năng và phong cách của tác giả. Các từ ngữ trong thơ Hồ Xuân Hương rất giản dị mà đa nghĩa, không khiến người đọc khó hiểu mà ngược lại khiến bài thơ tăng sức gợi hình gợi cảm vô cùng. Đồng thời, các biện pháp như đảo ngữ, ẩn dụ,… cũng được sử dụng rất tài tình; nhằm bộc lộ tâm trạng cô đơn, buồn tủi của người phụ nữ khao khát hạnh phúc lứa đôi.