Trước khi đọc
Câu hỏi SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức (trang 72): Nhân vật anh hùng mà em yêu thích là ai? Điều gì ở nhân vật ấy gây ấn tượng nhất với em?
Trả lời:
Nhân vật em yêu thích nhất là Thạch Sanh. Bởi vì Thạch Sanh là biểu tượng cho những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam: dũng cảm, gan dạ, trung thực và kiên trì.
Đọc văn bản
Câu 1 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức (trang 72): Hành động và lời nói của Lục Vân Tiên.
Trả lời:
- Hành động: ghé lại bên đàng, bẻ cây làm gậy, nhắm làng xông vô.
- Lời nói: Bớ đảng hung đồ.
Câu 2 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức (trang 72): Hình ảnh Lục Vân Tiên giữa vòng vây của bọn cướp.
Trả lời:
- Lục Vân Tiên một thân một mình giữa vòng vây bọn cướp. Tuy nhiên, chàng không hề nao núng mà “tả đột hữu sung”, bẻ cây làm vũ khí chống lại bọn cướp hung hãn; được tác giả ví như Triệu Tử phá vòng Dương Đang.
Câu 3 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức (trang 73): Lời nói của nhân vật Kiều Nguyệt Nga.
Trả lời:
Lời nói của Kiều Nguyệt Nga:
+ Tôi Kiều Nguyệt Nga, / Con nầy tì tất tên là Kim Liên. Quê nhà ở quân Tây Xuyên, / Cha làm tri phủ ở miền Hà Khê.
+ Sai quân đem bức thơ về, / Rước tôi qua đó định bề nghi gia. / Làm con đâu dám cãi nha,/ Ví dầu ngàn dặm đường xa cũng đành.
+ Chẳng qua là sự bất bình, / Hay vầy cũng chẳng đăng trình làm chi. / Lâm nguy chẳng gặp giải nguy,/ Tiết trăm năm cũng bỏ đi một hồi.
+ Trước xe quân tử tạm ngồi,/ Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa./ Chút tôi liễu yếu đào thơ,/ Giữa đường lâm phải bụi dơ dã phần.
+ Hà Khê qua đó cũng gần,/ Xin theo cùng thiếp đền ân cho chàng./ Gặp dây đương lúc giữa đàng,/ Của tiền chẳng có bạc vàng cũng không./ Gẫm câu báo đức thù công,/ Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi.
Câu 4 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức (trang 74): Lời đáp của Lục Vân Tiên.
Trả lời:
+ Làm ơn há dễ trông người trả ơn.
Nay đà rõ đặng nguồn cơn,
Nào au tính thiệt so hơn làm gì...
-> Lục Vân Tiên đưa ra quan điểm về hành động làm việc nghĩa thì không cần cảm ơn. Thấy việc nghĩa mà không làm thì không phải là anh hùng.
Sau khi đọc
Câu hỏi 1 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức (trang 75): Xác định bố cục của đoạn trích và nêu nội dung của từng phần.
Trả lời:
- Phần 1: Lục Vân Tiên đáng cướp
- Phần 2: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
Câu hỏi 2 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức (trang 75): Hãy chỉ ra đâu là lời người kể chuyện, đâu là lời đối thoại của các nhân vật trong đoạn trích.
Trả lời:
- Lời đối thoại của các nhân vật trong đoạn trích: Là những câu thơ được đặt sau dấu hai chấm và trong ngoặc kép:
+ Bớ đảng hung đồ… hại dân.
+ Thằng nào dám tới lẫy lừng…. bốn phía phủ vây bịt bùng.
+ Ai than khóc ở trong xe nầy?
+ Tôi Kiều Nguyệt Nga… tấm lòng cùng ngươi.
+ Làm ơn há dễ trông người trả ơn… cũng phi anh hùng.
- Lời người kể chuyện: phần còn lại.
Câu hỏi 3 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức (trang 75): Đọc mười bốn dòng thơ đầu và thực hiện các yêu cầu sau:
a. Chỉ ra lí do khiến Lục Vân Tiên quyết định ra tay trừng trị bọn cướp.
b. Phân tích một số từ ngữ, hình ảnh tiêu biểu thể hiện tính cách của nhân vật Lục Vân Tiên.
c. Cho biết người kể chuyện thể hiện thái độ, tình cảm như thế nào đối với nhân vật Lục Vân Tiên.
Trả lời:
a. Lí do khiến Lục Vân Tiên quyết định ra tay trừng trị bọn cướp là:
- Bọn cướp có thói càn bậy, chuyên đi hại dân lành.
- Lục Vân Tiên là người chính trực, dũng cảm, luôn muốn trừng trị những điều sai trái trong cuộc sống.
b. Phân tích một số từ ngữ, hình ảnh tiêu biểu thể hiện tính cách của nhân vật Lục Vân Tiên.
- Hình ảnh Lục Vân Tiên “tả đột hữu xông” được Nguyễn Đình Chiểu ví như Triệu Tử phá vòng Đương Dang. “Tả đột hữu xông” ý chỉ những đón tấn công quyết liệt, đánh trái, đánh phải, thể hiện sự mạnh mẽ, quyết đoán, tài năng binh lược hơn người của chàng.
- Hình ảnh “bẻ cây làm gậy” là hình ảnh đặc sắc nhất trong mười hai câu thơ đầu. Đối mặt với đám cướp hung hăng, thứ vũ khí duy nhất trên tay Lục Vân Tiên chỉ là cành cây nhỏ. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không làm chàng sợ hãi, mà ngược lại, còn trở thành “đao gươm” trong tay của con người trí dũng song toàn như Lục Vân Tiên.
- Từ “nhắm” miêu tả một tư thế hùng dũng, lao nhanh về phía trước, sẵn sàng đánh bại khó khăn. Đây cũng là “từ ngữ vàng” bộc lộ sự dũng cảm của Lục Vân Tiên.
c. Thái độ, tình cảm của người kể chuyện với Lục Vân Tiên:
- Thái độ trân trọng, ngợi ca tài năng, phẩm chất của Lục Vân Tiên.
- Tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ.
Câu hỏi 4 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức (trang 75): Nêu cảm nhận của em về nhân vật Kiều Nguyệt Nga. Những từ ngữ, hình ảnh nào khiến em có cảm nhận như vậy?
Trả lời:
Qua những lời nói và hành động của Kiều Nguyệt Nga đã bộc lộ phẩm chất đoan trang, dịu dàng có học thức của một tiểu thư khuê các; cũng như là một người có học thức, biết trước biết sau. Điều đó thể hiện qua những câu
“Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa.
Chút tôi liễu yếu đào tơ.”
Hay
Xin theo cùng thiếp đền ơn cho chàng.
Câu hỏi 5 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức (trang 75): Câu nói nào của Lục Vân Tiên đã thể hiện quan niệm của nhân vật về người anh hùng? Em có đồng tình với quan niệm đó không? Vì sao?
Trả lời:
- Câu nói của Lục Vân Tiên thể hiện quan niệm về người anh hùng: “Nhớ câu kiến nghĩa bất vi,/ Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”.
- Em đồng tình với quan niệm đó vì:
+ Người anh hùng phải là người đánh bại cái xấu, thấy cái ác đang làm hại điều thiện thì không thể “khoanh tay đứng nhìn”.
+ Người anh hùng cũng không nên cứu giúp người khác với mong muốn được trả ơn. Điều khiến người anh hùng ấy cảm thấy tự hào, vui vẻ là đã giúp ích được cho cuộc đời.
Câu hỏi 6 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức (trang 75): Nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật và nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trong đoạn trích.
Trả lời:
- Nhận xét nghệ thuật xây dựng nhân vật:
+ Các nhân vật được xây dựng với những đặc điểm riêng, dễ dàng nhận thấy.
+ Nhân vật xuất hiện trong tình huống hợp lý, gỡ nút thắt của cao trào.
+ Tác giả tạo dựng các nhân vật với tâm lý, trạng thái, cảm xúc phong phú bằng những câu thoại.
- Nhận xét nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ:
+ Ngôn ngữ bình dân kết hợp với ngôn ngữ bác học, trong đó Nguyễn Đình Chiểu ưu tiên sử dụng ngôn ngữ đời thường.
+ Động từ trong bài chủ yếu là động từ mạnh, phù hợp với kiểu nhân vật Lục Vân Tiên.
+ Ngôn từ giàu sức biểu cảm, tạo nhịp điệu nhịp nhàng cho đoạn thơ.
Viết kết nối với đọc
Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) phân tích nét tính cách mà em yêu thích của một nhân vật trong đoạn trích.
Trả lời:
Trong đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”, Kiều Nguyệt Nga xuất hiện không nhiều nhưng chỉ qua lời lẽ, cử chỉ khi giãi bày với Lục Vân Tiên, ta cũng thấy được nàng là người con người có nhiều phẩm chất tốt đẹp. Trước hết lời lẽ của nàng là lời lẽ của một cô gái khuê các, thùy mị, nết na, có học thức. Cách Nguyệt Nga xưng hô thật khiêm nhường. Khi xưng hô nàng gọi Vân Tiên là “quân tử”, xưng mình là “tiện thiếp”: “Trước xe quân tử tạm ngồi/Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa”. Cách nói năng của nàng thật dịu dàng, mực thước. Khi Vân Tiên hỏi nguyên do bởi đâu mà gặp tai họa thì Nguyệt Nga đã trả lời thật rõ ràng, khúc chiết. Câu trả lời của nàng vừa đáp ứng đầy đủ những điều thăm hỏi ân cần của Vân Tiên vừa thể hiện được sự chân thành, niềm cảm kích, xúc động của mình. Nguyệt Nga còn là người có tình nghĩa, có trước sau. Khi được Vân Tiên cứu, Nguyệt Nga vô cùng biết ơn. Bởi vì Vân Tiên không chỉ cứu mạng mà còn cứu cả cuộc đời trong trắng của nàng. Nàng rất áy náy, băn khoăn tìm cách trả ơn Viên Tiên, dù hiểu rằng có đền đáp đến mấy cũng là chưa đủ: “Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng người”. Như vậy, chỉ qua lời lẽ ít ỏi mà nhân vật Nguyệt Nga hiện lên thật đẹp!