Giải SGK Địa Lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 10: Mưa

I. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa

Câu hỏi mục I SGK Địa Lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 10 (trang 46): Dựa vào thông tin trong bài, em hãy:
- Kể tên các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa.
- Cho biết các nhân tố vừa nêu ảnh hưởng như thế nào đến lượng mưa. Cho ví dụ chứng minh.
Trả lời:
- Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa: khí áp, frông, gió, dòng biển và địa hình.
- Khí áp
+ Vùng khí áp thấp thường có lượng mưa lớn, do đây là khu vực hút gió, có không khí ẩm liên tục bốc lên cao, ngưng tụ và tạo thành mây, sinh ra mưa. 
+ Vùng khí áp cao có gió thổi đi, không khí không bốc hơi lên được nên mưa rất ít hoặc không mưa.
- Frông
+ Dọc các frông nóng và frông lạnh luôn có tranh chấp giữa các khối không khí đã gây nên các nhiễu loạn không khí, tạo mây và sinh ra mưa. 
+ Frông nóng thường có sương mù xuất hiện, gió mạnh và giật từng đợt. Frông lạnh thường có mưa rào, đôi khi có mưa đá, phạm vi mưa hẹp hơn frông nóng.
+ Miền có frông hoặc dải hội tụ nhiệt đới đi qua thường có mưa nhiều, gọi là mưa frông hoặc mưa dải hội tụ. 
- Gió
+ Gió mang hơi nước từ đại dương vào trong lục địa, càng vào sâu trong lục địa thì mưa càng ít. Ở đây, mưa chủ yếu do ngưng kết hơi nước từ sông, hồ, ao hoặc thảm thực vật. 
+ Miền nằm trong đới gió Tín phong có mưa ít do gió khô. Miền khí hậu gió mùa thường có mưa nhiều do vào mùa hè có gió thổi từ đại dương vào lục địa.
- Dòng biển
+ Cùng nằm ven bờ đại dương nhưng có nơi mưa ít, có nơi mưa nhiều.
+ Nơi có dòng biển nóng chảy qua thường mưa nhiều vì không khí bốc lên mang nhiều hơi nước, tạo mây gây mưa. 
+ Nơi có dòng biển lạnh chảy qua có lượng mưa ít do không khí không bốc lên được nên rất khô hạn.
- Địa hình
+ Địa hình ảnh hưởng nhiều đến phân bố mưa. 
+ Sườn đón gió thường mưa nhiều, sườn khuất gió thường mưa ít.
+ Cùng một sườn núi đón gió, càng lên cao nhiệt độ càng giảm, mưa càng nhiều.

II. Sự phân bố mưa trên Trái Đất

1. Phân bố theo vĩ độ

Câu hỏi mục 1 SGK Địa Lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 10 (trang 47): Dựa vào hình 10.1 và thông tin trong bài, em hãy trình bày sự phân bố lượng mưa khác nhau ở Xích đạo, chí tuyến, ôn đới và cực.
Địa Lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 10: Mưa
Trả lời:
* Sự phân bố lượng mưa khác nhau ở Xích đạo, chí tuyến, ôn đới và cực:
- Mưa nhiều nhất ở Xích đạo, tiếp đến là hai vùng ôn đới.
- Mưa tương đối ít ở hai vùng chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam.
- Khu vực gần cực Bắc và cực Nam rất ít mưa.

2. Phân bố theo khu vực

Câu hỏi mục 2 SGK Địa Lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 10 (trang 48): Dựa vào hình 10.2 và thông tin trong bài, em hãy trình bày sự phân bố lượng mưa trung bình năm trên các lục địa và giải thích nguyên nhân.
Địa Lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 10: Mưa
Trả lời:
Sự phân bố lượng mưa trung bình năm trên các lục địa không đều:
- Những khu vực có lượng mưa nhiều: Đông Nam Bắc Mỹ, Trung Mỹ, phía bắc và phía đông Nam Mỹ, Trung Phi, Đông Nam Á, Nam Á,…
=> Nguyên nhân: có vị trí địa lí giáp biển hoặc gần biển, có dòng biển nóng chảy qua.
- Những khu vực có lượng mưa ít: phía tây Bắc Mỹ, phía tây nam Nam Mỹ, Bắc và Nam Phi, nội địa châu Á, nội địa Ô-xtrây-li-a,…
=> Nguyên nhân: nằm sâu trong nội địa hoặc có dòng biển lạnh chảy qua.

Luyện tập

Luyện tập 1: Vẽ sơ đồ thể hiện các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố mưa trên Trái Đất.
Trả lời:
Địa Lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 10: Mưa
Luyện tập 2: Em hãy xác định những khu vực có mưa nhiều và những khu vực có mưa ít trên các lục địa.
Trả lời:
* Những khu vực có mưa nhiều và những khu vực có mưa ít trên các lục địa:
- Khu vực có lượng mưa nhiều: Hai bên đường xích đạo, phía đông Bắc Mỹ, Châu Âu, Đông Á với lượng mưa khoảng từ 1000 - 2000mm/năm.
- Khu vực có lượng mưa ít: 
+ Hai cực Bắc, Nam với lượng mưa khoảng từ 100 - 200mm/năm. 
+ Khu vực Bắc Phi, Tây Nam Á và Trung Á lượng mưa dưới 100mm/năm.

Vận dụng

Câu hỏi Vận dụng: Em hãy sưu tầm thông tin và hình ảnh về những khu vực có mưa nhiều nhất và ít nhất trên Trái Đất.
Trả lời:
     Theo Sách kỷ lục Guiness thế giới, quán quân trong hạng mục này là ngôi làng Mawsynram với lượng mưa khoảng 11 873 mm/năm.
     Con số này gấp khoảng 6 lần lượng mưa trùng bình ở Việt Nam (1 500 - 2 000 mm/năm). Trong 2 tháng đỉnh điểm của mùa mưa là tháng 6 và tháng 7, lượng nước trút xuống ngôi làng này đo được khoảng 7 000 mm.
Nguyên nhân khiến nơi đây là "thánh địa" mưa là do không khí ẩm từ vùng đồng bằng ngập nước của Bangladesh di chuyển về phía bắc nhưng không qua được những ngọn núi cao ở Meghalaya nên gây mưa ngay tại sườn đón gió.
     Người dân ở đây chế tạo ra một loại "áo mưa" đặt biệt có tên là "Knup" với hình dạng như chiếc thuyền làm từ tre và lá chuối.