Giải SGK GDQP 10 Kết nối tri thức Bài 6: Một số hiểu biết về an ninh mạng

Khởi động

Câu hỏi Khởi động SGK GDQP 10 Kết nối tri thức Bài 6 (trang 31): Quan sát hình ảnh và thực hiện nhiệm vụ:
GDQP 10 Kết nối tri thức Bài 6: Một số hiểu biết về an ninh mạng
1. Kể tên một số dịch vụ internet phổ biến mà em thường sử dụng. 
2. Khi đăng kí tài khoản trên mạng xã hội, em thường phải khai báo những thông tin gì? 
Trả lời:
1. Một số dịch vụ internet phổ biến mà em thường sử dụng: Google, thư điện tử,....
2. Khi đăng kí tài khoản trên mạng xã hội, em thường phải khai báo những thông tin: Họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ gmail, số điện thoại, mật khẩu,....

I. Một số khái niệm cơ bản về mạng và an ninh mạng

Câu hỏi 1 SGK GDQP 10 Kết nối tri thức Bài 6 (trang 32): Từ gợi ý trong hình 6.2, hãy cho biết nếu trao đổi thông tin trên mạng, em cần có những thiết bị gì?
GDQP 10 Kết nối tri thức Bài 6: Một số hiểu biết về an ninh mạng
Trả lời:
- Từ gợi ý trong hình 6.2, nếu trao đổi thông tin trên mạng, em cần có những thiết bị: điện thoại, máy tính có kết nối wifi (mạng không dây), dữ liệu di động 4G, 5G…
Câu hỏi 2: Vì sao cần phải bảo vệ an ninh mạng?
Trả lời:
- Phải bảo vệ an ninh mạng vì an ninh mạng là sự bảo đảm hoạt động trên không gian không gây phương hại đến an ninh quốc giá, trật tự, an toàn xã hội, vì trên mạng có nhiều thông tin cá nhân, thông tin quan trọng.

II. Một số nội dung cơ bản về luật an ninh mạng

Câu hỏi mục II SGK GDQP 10 Kết nối tri thức Bài 6 (trang 33): Hãy cho biết hành vi nào sau đây không được làm khi tham gia vào không gian mạng? Hãy cho biết sự cần thiết phải ban hành Luật An ninh mạng. 
a) Đăng tải hoặc chia sẻ những thông tin sai sự thật về tình hình dịch bệnh lên trang cá nhân trên MXH. 
b) Trao đổi học tập qua thư điện tử hoặc dịch vị tin nhắn trên mạng xã hội. 
c) Cài đặt chương trình tin học có chứa mã độc vào  mạng máy tính của nhà trường. 
d) Xâm nhập trái phép vào máy tính của người khác. 
e) Chơi bài trực tuyển để đổi lấy điểm và thẻ cào. 
f) Tạo tài khoản ảo trên MXH để khủng bố tinh thần hoặc xúc phạm danh dự người khác. 
g) Chia sẻ những hình ảnh về quảng bá du lịch của địa phương trên MXH. 
Trả lời:
- Hành vi không được làm khi tham gia vào không gian mạng: a, c, d, e, f.
- Sự cần thiết phải ban hành Luật An ninh mạng để:
+ Phòng ngừa, xử lí hành vi xâm phạm an ninh mạng. 
+ Triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạnh.
+ Quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân. 

III. Bảo mật thông tin cá nhân trên không gian mạng

Câu hỏi mục III SGK GDQP 10 Kết nối tri thức Bài 6 (trang 35): Hãy nêu một số phương thức phổ biến mà các đối tượng xấu thường sử dụng để đánh cắp thông tin cá nhân trên mạng Internet. Hãy nêu những biện pháp để bảo vệ thông tin cá nhân khi tham gia vào mạng internet và giải thích những tác dụng của từng biện pháp đó?
Trả lời:
* Một số thủ đoạn đánh cắp thông tin cá nhân người dùng:
- Thông qua các trang mạng có nội dung hấp dẫn thu hút người dùng, khi người dùng truy cập sẽ tự động cài mã độc vào máy để thu thập thông tin.
- Gửi tin nhắn dụ người dùng truy cập vào đường dẫn mở tới một trang mạng do đối tượng lập sẵn. Người dùng sẽ bị đánh cắp dữ liệu cá nhân nếu điền thông tin trên trang mạng này.
- Gửi thư điện tử có đính kèm các tệp tin có chứa mã độc, khi người dùng mở thư mã độc sẽ lây nhiễm vào thiết bị.
- Thông qua thiết bị ngoại vi và các thiết bị lưu trữ nhiễm mã độc khi được kết nối vào máy tính sẽ tiến hành thu thập dữ liệu, khi có điều kiện kết nối Internet mã độc sẽ gửi dữ liệu ra máy chủ đặt ở nước ngoài.
* Những biện pháp để bảo vệ thông tin cá nhân khi tham gia vào mạng internet:
- Đặt mật khẩu có độ bảo mật cao nhiều lớp, phải có xác nhận thông tin gửi về số điện thoại hoặc gmail cá nhân khi đăng nhập các tài khoản mạng xã hội,…
- Tác dụng: đặt mật khẩu nhiều lớp tạo một mức độ bảo vệ an toàn cho tài khoản cá nhân, hacker khó dò tìm ra quy luật của mật khẩu, nếu có biết mật khẩu thì cũng không đăng nhập được vì không có thông tin gửi về qua số điện
- Ngoài ra hãy sử dụng các phần mềm bản quyền, tránh tải các bản crack, bản lậu trên mạng. Dùng phần mềm diệt virus
- Không tùy tiện kết nối vào các mạng wifi công cộng và các mạng wifi miễn phí
- Thường xuyên cập nhật hệ điều hành mới nhất, kích hoạt tính năng xác thực nhiều bước để bảo vệ tài khoản người dùng
- Không trả lời tin nhắn từ những số lạ, không rõ danh tính
- Thường xuyên kiểm tra quyền riêng tư, tính bảo mật trên thiết bị và nhật kí hoạt động để phát hiện các dấu hiệu bất thường

Luyện tập

Luyện tập 1: Trường em thực hiện tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức về an ninh mạng cho học sinh như thế nào? Em hãy cho biết hiệu quả của các hình thức tuyên truyền, giáo dục đó.
Lời giải:
- Trường em tổ chức các buổi tuyên truyền, ngoại khóa để giới thiệu, cung cấp cho bọn em về các thông tin và nâng cao nhận thức; ngoài ra còn tổ chức ác cuộc thi tìm hiểu an ninh mạng
- Qua các buổi tuyên truyền bọn em đã nắm được các kiến thức cơ bản về an ninh mạng, và biết thêm được các biện pháp để bảo vệ các thông tin các nhân của mình trên mạng cũng như tránh các hành vi sai trái vi phạm pháp luật.
Luyện tập 2: Em đã thực hiện những biện pháp gì để bảo mật thông tin cá nhân; phòng, chống vi phạm pháp luật khi tham gia vào MXH. 
Lời giải:
- Những biện pháp để bảo mật thông tin cá nhân; phòng, chống vi phạm pháp luật khi tham gia vào MXH:
+ Sử dụng phần mềm diệt virut có bản quyền, đặt mật khẩu có độ an toàn cao cho thiết bị cá nhân như máy tính, điện thoại thông minh. 
+ Không tùy tiện kết nối vào các mạng wifi công cộng và các mạng wifi miễn phí.
+ Thường xuyên cập nhật hệ điều hành mới nhất, kích hoạt tính năng xác thực nhiều bước để bảo vệ tài khoản người dùng.
+ Chia sẻ thông tin cá nhân có chọn lọc khi tham gia MXH, không trả lời tin nhắn từ người lạ, không mở thư từ những người lạ gửi đến
+ Thường xuyên kiểm tra quyền riêng tư, tính bảo mật trên thiết bị và nhật kí hoạt động để phát hiện các dấu hiệu bất thường. 

Vận dụng

Vận dụng 1: An và Bình là hai bạn thân từ khi còn là học sinh tiểu học đến trung học cơ sở, nhưng đến năm lớp 10 thì hai bạn không còn thân thiết với nhau nữa. Bình đã dùng tài khoảng mạng xã hội của mình để đăng tải các thông tin cá nhân của An như tính cách, những đặc điểm trên cơ thể và nhận được nhiều bình luận từ người dùng trên mạng xã hội. An rất buồn và đề nghị Bình gỡ bỏ các thông tin trên nhưng Bình không gỡ, dẫn đến việc An phải xin chuyển trường
a) Việc Bình dùng mạng để đăng tải các thông tin cá nhân của An như trên có vi phạm pháp luật không? Vì sao?
b) Những người chia sẻ bài viết của Bình trên mạng xã hội về thông tin cá nhân của An có vi phạm pháp luật không?
Trả lời:
- Theo Điều 18 Luật An ninh mạng thì hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử đăng tải, phát tán thông tin trên không gian mạng có nội dung bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư gây ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân là vi phạm pháp luật.
- Bình sẽ bị phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với hành vi: Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác.
Vận dụng 2: Qua tìm hiểu trên các phương tiện thông tin đại chúng, em hãy kể một số vụ việc vi phạm Luật An ninh mạng đã được phát hiện và xử lý.
Trả lời:
- Một số vụ việc vi phạm Luật An ninh mạng đã được phát hiện và xử lý là:
+ Hacker Ngô Minh Hiếu (Hiếu PC) là hacker trẻ người Việt Nam hack thông tin cá nhân của hơn 200 triệu công dân Mỹ từ thông tin an sinh xã hội, thẻ ngân hàng, số điện thoại,...
+ Hacker Nguyễn Văn Hòa là sinh viên trường đại học Bách khoa TP.HCM, dùng máy tính của mình đột nhập 300.000 tài khoản nước ngoài để trộm cắp thông tin và thẻ tín dụng sau đó bán để kiếm tiền.