1. Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu
- Thế kỉ III: Người Giéc-man xâm nhập La Mã, làm trầm trọng thêm khủng hoảng.
- Năm 476: Đế quốc La Mã sụp đổ.
- Người Giéc-man sau khi lật đổ La Mã:
+ Chính trị: Xóa bỏ nhà nước cũ, lập nhiều vương quốc mới.
+ Kinh tế: Chiếm ruộng đất và phân phong cho lãnh chúa.
+ Văn hóa: Từ bỏ tôn giáo nguyên thủy, tiếp nhận Thiên Chúa giáo.
+ Xã hội: Hình thành giai cấp lãnh chúa phong kiến và nông nô.
- Thế kỉ VIII: Chế độ phong kiến Tây Âu được xác lập.
2. Đặc điểm lãnh địa và quan hệ xã hội của chế độ phong kiến Tây Âu
- Lãnh địa: Đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản.
- Kinh tế:
+ Chủ yếu là nông nghiệp.
+ Nền kinh tế tự cấp, tự túc.
+ Nông nô sản xuất nhưng chỉ mua muối và sắt.
- Xã hội:
+ Lãnh chúa: Không lao động, sống xa hoa, cai trị lãnh địa.
+ Nông nô: Lực lượng sản xuất chính, bị bóc lột bằng tô, thuế.
3. Thành thị Tây Âu thời trung đại
- Nguồn gốc:
+ Thế kỉ XI: Xuất hiện kinh tế hàng hóa, thương mại phát triển.
+ Thợ thủ công lập xưởng sản xuất ở các bến sông, ngã ba đường → Thành thị ra đời.
- Vai trò:
+ Kinh tế: Phá vỡ nền kinh tế lãnh địa, tạo điều kiện phát triển hàng hóa.
+ Chính trị: Xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền.
+ Văn hóa: Trung tâm tri thức, tiền đề cho các trường đại học lớn.
4. Sự ra đời của Thiên Chúa giáo
- Thế kỉ I: Chúa Giê-su sáng lập tại Giu-đê (Giê-ru-sa-lem ngày nay).
- Kế thừa giáo lý đạo Do Thái, thu hút đông đảo tín đồ.
- Thời trung đại: Trở thành tư tưởng của giai cấp phong kiến.