1. Chăm-pa từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI
- Chính trị:
+ Đầu TK X, bị Chân Lạp tấn công, vương triều In-đờ-ra-pu-ra suy yếu.
+ Năm 1000, vua Vi-giay-a Sơ-ri dời kinh đô từ In-đờ-ra-pu-ra về Vi-giay-a (Đồ Bàn, Bình Định).
+ TK XI - XIII có nhiều biến động, nhưng TK XIII - XIV ổn định, quyền lực trung ương được củng cố.
+ Giữa TK XIV, Chăm-pa rơi vào khủng hoảng.
- Kinh tế:
+ Nông nghiệp: Canh tác trên ruộng bậc thang, đào kênh mương.
+ Đánh bắt thủy sản phát triển mạnh.
+ Thủ công nghiệp nổi bật với gốm, đóng thuyền, chế tác vàng bạc.
+ Thương nghiệp: Là đầu mối giao thương trên tuyến biển Ấn Độ - Trung Quốc.
- Văn hóa:
+ Chữ viết: Dùng chữ Phạn & chữ Chăm.
- Tôn giáo: Hin-đu giáo chủ đạo, Phật giáo suy yếu, Hồi giáo du nhập từ TK XIII.
- Kiến trúc: Đền tháp mang ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ, nhiều họa tiết sinh động.
-Nghệ thuật: Ca múa đa dạng, múa quạt, múa lụa.
2. Vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI
- Chính trị:
+ Từ cuối thế kỉ VI – đầu thế kỉ VII, Chân Lạp từng bước xâm chiếm Phù Nam.
+ Thế kỉ VIII, Chân Lạp rơi vào tình trạng khủng hoảng và phân tán lãnh thổ phân chia thành Lục Chân Lạp và Thủy Chân Lạp (Nam Bộ ngày nay).
+ Ở vùng đất Thủy Chân Lạp (Nam Bộ), nhiều nơi bị ngập mặn hoặc chủ yếu là rừng rậm, cư dân thưa thớt, gần như không có sự quản lí hành chính của triều đinh Chân Lạp.
+ Từ thế ki XVI, một bộ phận người Việt bắt đầu đến khai phá vùng đất này.
- Kinh tế: Cư dân sống dựa vào thủy sản, lâm sản, trồng lúa, làm nghề thủ công & buôn bán nhỏ.
- Văn hóa:
+ Ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ rõ nét, với Phật giáo & Hin-đu giáo phổ biến.
+ Điêu khắc với tượng thần, phật.