Lý thuyết Lịch Sử 7 Cánh diều Bài 3: Phong trào văn hóa Phục Hưng

1. Sự biến đổi kinh tế, xã hội của Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI

- Kinh tế: Xuất hiện yếu tố tư bản chủ nghĩa với sự phát triển của xưởng sản xuất, thương mại và đồn điền.

- Xã hội: Giai cấp tư sản dần mạnh về kinh tế nhưng chưa có địa vị chính trị tương ứng; giáo hội Thiên Chúa giáo ngăn cản sự phát triển văn hóa, khoa học.

- Hệ quả: Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành, tư sản đấu tranh chống phong kiến và giáo hội bảo thủ.

2. Thành tựu tiêu biểu của phong trào Văn hóa Phục hưng

- Văn học: Các tác phẩm tiêu biểu như Thần khúc (Đan-tê), Rô-mê-ô và Giu-li-ét (Sếch-xpia), Đôn-ki-hô-tê (Xéc-van-téc).

- Nghệ thuật: Hội họa, điêu khắc nổi bật với Mô-na Li-sa, Bữa ăn cuối cùng (Lê-ô-na-đơ-vanh-xi), Tượng Đa-vít (Mi-ken-lăng-giơ).

- Khoa học - kỹ thuật: Tiến bộ lớn trong thiên văn học, toán học, y học nhờ các nhà khoa học như Cô-péc-ních, Bru-nô, Ga-li-lê.

3. Ý nghĩa và tác động của phong trào Văn hóa Phục hưng đối với xã hội Tây Âu

- Ý nghĩa: Lên án giáo hội Ki tô, tấn công vào trật tự phong kiến, đề cao tự do và tư tưởng tiến bộ.

- Tác động: Góp phần thúc đẩy phong trào đấu tranh chống phong kiến, mở đường cho văn hóa châu Âu phát triển.