1. Sự thành lập nhà Lý
- Năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh lên ngôi vua, là một ông vua tàn bạo nên trong triều ai cũng căm phẫn.
- Năm 1009, Lê Long Đĩnh qua đời, Lý Công Uẩn được tôn lên ngôi, lập nhà Lý.
- Năm 1010, ông đặt niên hiệu Thuận Thiên và dời đô về Đại La (Hà Nội).
2. Tình hình chính trị
- Năm 1054, đổi tên nước thành Đại Việt.
- Bộ máy nhà nước:
+ Trung ương: Vua đứng đầu, dưới vua là hệ thống quan lại.
+ Địa phương: Chia thành lộ/phủ (đồng bằng), châu/trại (miền núi).
+ Luật pháp: Ban hành bộ luật Hình thư.
+ Quân đội: Chia thành cấm quân và quân địa phương, thực hiện chính sách "ngụ binh ư nông".
+ Đối nội: Đoàn kết dân tộc, ban chức tước cho tù trưởng miền núi.
+ Đối ngoại: Giữ quan hệ hòa hiếu với các nước láng giềng.
3. Tình hình kinh tế
- Nông nghiệp:
+ Chia ruộng đất cho nông dân, tổ chức lễ cày tịch điền.
+ Khuyến khích khai hoang, xây dựng hệ thống thủy lợi.
- Thủ công nghiệp:
+ Xuất hiện các cơ sở thủ công nghiệp nhà nước chuyên sản xuất đồ dùng cho vua.
+ Thủ công nghiệp dân gian tiếp tục phát triển, sản phẩm tinh xảo.
- Thương nghiệp:
+ Mở rộng buôn bán trong và ngoài nước.
+ Thăng Long trở thành trung tâm thương mại, Vân Đồn trở thành thương cảng quan trọng.
4. Tình hình xã hội
- Chia thành giai cấp thống trị (vua, quan lại, quý tộc) & giai cấp bị trị (nông dân, thợ thủ công, nô tì).
- Nông dân là lực lượng lao động chính.
- Mâu thuẫn xã hội chưa gay gắt, quan hệ giữa các tầng lớp còn hài hòa.
5. Thành tựu giáo dục và văn hóa
- Giáo dục:
+ Năm 1070: Dựng Văn Miếu ở Thăng Long.
+ Năm 1075: Mở khoa thi đầu tiên tuyển chọn quan lại.
+ Năm 1076: Thành lập Quốc Tử Giám, dạy học cho hoàng tử & con em quý tộc.
- Văn hóa:
+ Văn học chữ Hán phát triển (Chiếu dời đô, Nam quốc sơn hà).
+ Phật giáo thịnh hành, được quý tộc và nhân dân tin theo.
+ Nghệ thuật dân gian (chèo, múa rối, đá cầu, đua vật...) phổ biến.
+ Kiến trúc tiêu biểu: Tháp Báo Thiên, chùa Quỳnh Lâm, chuông Quy Điền.