Lý thuyết Lịch Sử 7 Cánh diều Bài 20: Việt Nam thời Lê Sơ (1428-1527)

1. Sự thành lập nhà Lê sơ

- Sau khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, tháng 4/1428, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, khôi phục quốc hiệu Đại Việt

- Đóng đô tại Đông Kinh (Thăng Long), chính thức thành lập nhà Lê sơ.

2. Tình hình chính trị

- Bộ máy nhà nước tập trung quyền lực vào vua, cả nước chia thành 13 đạo thừa tuyên.

+ Quân đội: Thực hiện chính sách "ngụ binh ư nông", tổ chức lực lượng tinh nhuệ, kỷ luật cao.

+ Luật pháp: Ban hành Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức), bảo vệ vua, quan lại, chủ quyền quốc gia & quyền lợi phụ nữ.

3. Tình hình kinh tế

- Nông nghiệp: Áp dụng quân điền, khuyến khích khai hoang, đẩy mạnh thủy lợi.

- Thủ công nghiệp: Xuất hiện làng nghề nổi tiếng như Bát Tràng (gốm), Huê Cầu (dệt), Đại Bái (đúc đồng).

- Thương nghiệp: Thăng Long trở thành trung tâm buôn bán, mở rộng giao thương với nước ngoài qua Vân Đồn (Quảng Ninh), Thống Lĩnh (Lạng Sơn).

4. Tình hình xã hội

- Xã hội chia thành quý tộc, quan lại, địa chủ (tầng lớp trên) và nông dân, thợ thủ công, thương nhân, nô tì (tầng lớp dưới).

- Quan hệ xã hội chưa có mâu thuẫn gay gắt.

5. Phát triển văn hóa, giáo dục

* Những thành tựu về văn hóa:

- Tư tưởng, tôn giáo:

+ Hệ tư tưởng Nho giáo chi phối đời sống xã hội.

+ Đạo giáo và Phật giáo bị hạn chế.

- Văn học:

+ Chữ Hán: Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi).

+ Chữ Nôm: Hồng Đức quốc âm thi tập (Lê Thánh Tông).

- Sử học: Đại Việt sử ký toàn thư, Lam Sơn thực lục.

- Y học: Bản thảo thực vật toát yếu.

- Toán học: Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.

- Kiến trúc và nghệ thuật: Phát triển với cung điện Lam Kinh, tượng Phật và điêu khắc đá.

6. Một số danh nhân văn hóa tiêu biểu thời Lê sơ

- Nguyễn Trãi (1380 - 1442): Nhà quân sự, tư tưởng, văn hóa lớn (Bình Ngô đại cáo).

- Lê Thánh Tông (1442 - 1497): Vị vua anh minh, mở rộng giáo dục, thi cử.

- Ngô Sĩ Liên (TK XV): Biên soạn Đại Việt sử ký toàn thư.

- Lương Thế Vinh (1441 - 1496): Nhà toán học, tác giả Đại thành toán pháp.