1. Chủ động tiến công để tự vệ (1075)
* Âm mưu của nhà Tống: Mở rộng lãnh thổ xuống phía Nam, xâm lược Đại Việt để giải quyết khủng hoảng trong nước.
- Thủ đoạn:
+ Xúi giục Chăm-pa tấn công từ phía Nam.
+ Ngăn cản việc buôn bán giữa hai nước.
+ Mua chuộc các tù trưởng miền núi.
* Hành động của nhà Lý:
- Lý Thường Kiệt chủ động tiến công trước để chế ngự (Tiên phát chế nhân).
- Tháng 10-1075, 10 vạn quân Đại Việt tấn công Khâm Châu, Liêm Châu, Ung Châu, phá kho lương, rồi rút quân về nước.
2. Xây dựng phòng tuyến chuẩn bị kháng chiến (1076 – 1077)
- Sau khi rút quân về nước, nhà Lý hạ lệnh cho quân dân các địa phương khẩn trương chuẩn bị kháng chiến:
+ Bố trí quân mai phục tại biên giới.
+ Chặn đánh quân thủy Tống ở Đông Kênh.
+ Xây dựng phòng tuyến Như Nguyệt để bảo vệ Thăng Long.
3. Tổ chức phản công và kết thúc chiến tranh (1077)
- Tháng 1-1077: Quân Tống tiến vào Đại Việt nhưng bị chặn tại sông Như Nguyệt.
- Lý Thường Kiệt chủ động tấn công mạnh mẽ, khiến quân Tống đại bại.
- Sau chiến thắng, Lý Thường Kiệt chủ động giảng hòa, quân Tống phải rút lui.
4. Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi
- Ý nghĩa:
+ Đánh bại âm mưu xâm lược của nhà Tống.
+ Giữ vững nền độc lập, tự chủ của Đại Việt.
+ Thể hiện truyền thống hòa bình của dân tộc.
- Nguyên nhân thắng lợi:
+ Sự đoàn kết quân dân Đại Việt.
+ Chiến thuật quân sự sáng tạo.
+ Có sự chỉ huy của các tướng lĩnh tài giỏi, như: Lý Thường Kiệt; Thân Cảnh Phúc; Tông Đản…