1. Sự thành lập nhà Hồ
- Cuối TK XIV, nhà Trần suy yếu, kinh tế khó khăn, khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi.
- Hồ Quý Ly nắm quyền lực, ép vua Trần dời đô về Tây Đô (Thanh Hóa) năm 1397.
- Năm 1400, Hồ Quý Ly phế truất vua Trần Thiếu Đế, lập nhà Hồ, đổi quốc hiệu thành Đại Ngu.
2. Cải cách của Hồ Quý Ly
- Chính trị: Cải tổ bộ máy, giám sát quan lại, hạn chế quyền quý tộc nhà Trần.
- Kinh tế:
+ Phát hành tiền giấy thay tiền đồng.
+ Hạn điền (giới hạn sở hữu ruộng đất lớn).
+ Quy định thuế ruộng, thuế đinh, thống nhất đơn vị đo lường.
- Xã hội:
+ Hạn chế sở hữu nô tì.
+ Kiểm soát hộ tịch, bắt nhà giàu bán thóc cho dân trong năm đói kém.
- Văn hóa - Giáo dục:
+ Dịch sách chữ Hán sang chữ Nôm.
+ Đề cao Nho giáo, giảm ảnh hưởng Phật giáo & Đạo giáo.
- Quốc phòng:
+ Chế tạo vũ khí mới (súng thần cơ, thuyền chiến).
+ Xây dựng thành kiên cố (Tây Đô, Đa Bang).
* Tác động của cải cách
- Tích cực: Giảm bất bình đẳng, củng cố quyền lực trung ương, phát triển văn hóa dân tộc.
- Hạn chế: Gây bất mãn, ảnh hưởng đến đoàn kết toàn dân.
3. Cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược
* Diễn biến chính:
- Tháng 11/1406, nhà Minh huy động 20 vạn quân tiến vào xâm lược Đại Ngu.
- Quân nhà Hồ lui từ Lạng Sơn về cố thủ thành Đa Bang (Ba Vì, Hà Nội ngày nay).
- Tháng 1/1407, quân Minh lần lượt chiếm thành Đa Bang, Đông Đô. Quân nhà Hồ rút về thành Tây Đô (Thanh Hóa).
- Tháng 4/1407, quân Minh tấn công Tây Đô, Hồ Quý Ly chạy vào Hà Tĩnh; sau đó bị bắt vào tháng 6/1407.
* Kết quả: Cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ thất bại.
* Nguyên nhân thất bại:
- Không có đường lối kháng chiến đúng đắn, chủ yếu dựa vào thành lũy, nặng về phòng ngự bị động rồi rút lui cố thủ.
- Không tập hợp được nhân dân do bất mãn với chính sách cải cách và việc phế truất nhà Trần.