1. Những nét chính về thời Ngô
- Sau khi đánh tan quân Nam Hán, năm 939 Ngô Quyền xưng vương, đặt kinh đô tại Cổ Loa.
- Tổ chức chính quyền: Bỏ chức Tiết độ sứ, cử quan văn võ, giao tướng lĩnh trấn giữ các châu.
2. Công cuộc thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh và sự thành lập nhà Đinh
- Năm 944, Ngô Quyền mất, Dương Tam Kha tiếm quyền.
- Loạn 12 sứ quân (965) khiến đất nước bị phân tán.
- Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn, thống nhất đất nước (967).
- Năm 968, ông lên ngôi Hoàng đế, đặt tên nước Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư.
3. Tổ chức chính quyền thời Đinh, Tiền Lê
- Thời Đinh: Giữ nguyên bộ máy thời Ngô, quy định cấp bậc văn võ.
- Cuối 979: Đinh Tiên Hoàng bị sát hại, Lê Hoàn lên ngôi, lập nhà Tiền Lê.
- Nhà Tiền Lê: Vua có quyền tuyệt đối, hệ thống quan lại gồm các chức văn, võ, tăng đạo.
4. Đời sống xã hội và văn hóa
- Xã hội: Phân thành giai cấp thống trị (vua, quý tộc, nhà sư) & giai cấp bị trị (nông dân, thợ thủ công, nô tì).
- Văn hóa:
+ Nho giáo bắt đầu xâm nhập nhưng chưa phổ biến.
+ Phật giáo phát triển mạnh.
+ Văn hóa dân gian phong phú: đua thuyền, ca hát, nhảy múa...
5. Cuộc kháng chiến chống Tống của nhà Tiền Lê (năm 981)
* Diễn biến:
- Đầu năm 981, Quân Tống tiến đánh nước ta theo hai đường thủy – bộ.
+ Quân bộ theo đường Lạng Sơn.
+ Quân thủy: theo đường sông Bạch Đằng.
- Lê Hoàn cho quân đóng cọc gỗ trên sông Bạch Đằng để ngăn chặn thuyền địch, buộc thủy quân của Tống phải rút lui.
- Trên bộ, quân dân Tiền Lê chặn đánh quyết liệt, buộc quân Tống phải rút về nước.
* Kết quả: cuộc kháng chiến chống Tống của quân dân Tiền Lê thắng lợi.
* Ý nghĩa:
- Khẳng định tinh thần yêu nước & ý chí bảo vệ độc lập.
- Chứng tỏ sự vững mạnh của đất nước Đại Cồ Việt.