Soạn bài Đừng gây tổn thương - Ngữ văn 10 Cánh Diều

Đọc hiểu

Câu 1 SGK Văn 10 CD - Soạn bài Đừng gây tổn thương (trang 101): Chú ý cách nên vấn đề của tác giả.
Trả lời:
- Tác giả nêu vấn đề bằng cách đặt câu hỏi “Đừng bao giờ khiến người khác tổn thương ư?”, sau đó phân tích, dẫn dắt người đọc vào vấn đề cần bàn luận.
Câu 2 SGK Văn 10 CD - Soạn bài Đừng gây tổn thương (trang 101): Các câu hỏi mở đầu phần 2 hướng vào vấn đề gì?
Trả lời:
- Các câu hỏi mở đầu phần 2 hướng vào vấn đề không nên gây tổn thương cho người khác bằng lời nói.
Câu 3 SGK Văn 10 CD - Soạn bài Đừng gây tổn thương (trang 102): Chú ý cách nhận ra việc mình đã làm tổn thương người khác.
Trả lời:
- Cách nhận ra việc mình đã làm tổn thương người khác: trực diện, đầy khách quan.
Câu 4 SGK Văn 10 CD - Soạn bài Đừng gây tổn thương (trang 102): Nhận biết các lí lẽ và dẫn chứng của người viết.
Trả lời:
- Lí lẽ: Phương pháp giải quyết vấn đề này là tập trung trí óc, bạn cần rèn luyện và đừng nói với người khác điều mà bạn không muốn nghe.
- Dẫn chứng: Câu chuyện người phóng viên đã chọn cách cư xử tử tế với kẻ bán báo vô văn hóa, chứ không chọn cách “ăn miếng trả miếng”.
Câu 5 SGK Văn 10 CD - Soạn bài Đừng gây tổn thương (trang 102): Theo tác giả, thế nào là “thô lỗ”?
Trả lời:
- Bất cứ điều gì không thể hiện sự chú tâm của chúng ta đều đồng nghĩa với thô lỗ. Thô lỗ gây tổn hại tinh thần cho những người liên quan trong mối tương tác.
Câu 6 SGK Văn 10 CD - Soạn bài Đừng gây tổn thương (trang 103): Chú ý cách lí giải: “Tại sao chúng ta cư xử thô lỗ”?
Trả lời:
- Cách lí giải: "Tại sao chúng ta cư xử thô lỗ" đầy sức thuyết phục, lí lẽ, dẫn chứng cụ thể.
Câu 7 SGK Văn 10 CD - Soạn bài Đừng gây tổn thương (trang 103): Nội dung “cam kết” ở phần này là gì?
Trả lời:
* Nội dung “cam kết” ở phần này bao gồm:
- Mỗi ngày chúng ta phải sống sao cho xứng đáng.
- Mỗi ngày đừng gây tổn thương cho ai là một phương pháp thực hiện nguyên tắc quan trọng trên.
Câu 8 SGK Văn 10 CD - Soạn bài Đừng gây tổn thương (trang 104): Không làm tổn thương người khác mang lại hiệu quả gì?
Trả lời:
- Không làm tổn thương người khác mang lại hiệu quả:
+ Chúng ta sẽ cảm thấy nhẹ nhõm và thanh thản về cả thể chất lẫn tinh thần
+ Chúng ta sẽ không phải đoán già đoán non liệu hành động của mình gây ra tác động hay hậu quả thế nào với người khác
+ Mỗi ngày có một dòng chảy mới hứa hẹn đem đến hạnh phúc và bình yên cho chúng ta.

Câu hỏi

Câu hỏi 1 SGK Văn 10 CD - Soạn bài Đừng gây tổn thương (trang 104): Em hiểu như thế nào về nhan đề Đừng gây tổn thương?
Trả lời:
– Nhan đề Đừng gây tổn thương được em hiểu này sẽ bàn luận về vấn đề chúng ta đừng nên gây tổn thương cho người khác. Nó như là một lời khuyên nhủ đến với với chúng ta trong cách ứng xử với mọi người trong cuộc sống.
Câu hỏi 2 SGK Văn 10 CD - Soạn bài Đừng gây tổn thương (trang 104): Chỉ ra mối quan hệ giữa phần mở đầu và hai phần sau trong văn bản.
Trả lời:
* Mối quan hệ giữa phần mở đầu và hai phần sau trong văn bản:
- Phần mở đầu dẫn ra vấn đề rằng chúng ta khó để biết được mình đã gây tổn thương cho người khác chưa, các phần sau hướng dẫn ta cách nhận ra việc mình đã làm tổn thương người khác và nêu ra hiệu quả của việc không làm tổn thương người khác.
Câu hỏi 3 SGK Văn 10 CD - Soạn bài Đừng gây tổn thương (trang 104): Dựa vào văn bản, hãy làm sáng tỏ ý kiến của tác giả nêu ở phần đầu văn bản: “Sự tổn thương ẩn nấp dưới nhiều dáng vẻ khác nhau”
Trả lời:
* Ý kiến của tác giả “Sự tổn thương ẩn nấp dưới nhiều dáng vẻ khác nhau.”
Sự tổn thương có thể dưới hình thức:
– Trong lúc bạn phát ngôn, bạn không chắc đã ý thức được lời phê bình của mình ảnh hưởng đến người khác.
– Không lắng nghe khi người khác đang cố nói điều gì với bạn, cảm giác bị lờ đi, không quan tâm tới được ví như cảm giác họ “bị xâm phạm thân thể”
– Gây tổn thương cho người khác bằng cử chỉ, thái độ: Cặp mắt trừng trừng, ánh nhìn lơ đi, cái nhếch mép, đôi môi trễ xuống…
=> Tất cả những hành vi dù chỉ là đơn giản, mà ít ai để ý đến cũng có thể gây ra sự tổn thương sâu sắc đến với người khác, đó là sự ẩn nấp vô hình mà “cả người gây ra tổn thương và người bị tổn thương đều không cảm thấy hạnh phúc”. Vì vậy, tác giả mới đưa ra ý kiến về sự tổn thương tồn tại ở nhiều dạng khác nhau.
Câu hỏi 4 SGK Văn 10 CD - Soạn bài Đừng gây tổn thương (trang 104): Phân tích tác hại của việc làm tổn thương người khác và những hệ quả tích cực từ lời cam kết: “Không làm tổn thương người khác”
Trả lời:
* Tác hại của việc làm tổn thương người khác:
+ Lời nói, nét mặt, ngôn ngữ cơ thể của chúng ta, nếu ta bất cẩn chúng sẽ dễ biến thành thái độ khinh thường hoặc vô tâm. Không chỉ người khác bị chúng ta đối xử tệ mà bản thân chúng ta cũng bị ảnh hưởng về mặt trí tuệ, cảm xúc, thể chất và tinh thần.
+ Hạ thấp người khác trở thành một thói quen.
+ Gây cho chúng ta cảm giác sợ hãi, sợ rằng người khác đang qua mặt mình về tiền tài, sự nghiệp, thậm chí cả tình cảm và tinh thần. Nạn nhân có thể thấy mình bị xúc phạm sau buổi gặp gỡ mà không hiểu lí do à cảm giác tổn thương vẫn tồn tại mãi.
* Những hệ quả tích cực từ lời cam kết: “Không làm tổn thương người khác.”:
+ Cảm thấy nhẹ nhõm và thanh thản về cả thể chất và tinh thần.
+ Không cần đoán xem những hành động của mình sẽ gây ra tác động hay hậu quả như thế nào?
+ Mỗi ngày đem đến một dòng chảy mới đem cảm giác hạnh phúc và bình yên cho chúng ta.
Câu hỏi 5 SGK Văn 10 CD - Soạn bài Đừng gây tổn thương (trang 104): Theo em, vấn đề đặt ra trong văn bản có ý nghĩa gì với cuộc sống ngày nay?
Trả lời:
– Một số những lời khuyên hoặc câu danh ngôn về lối sống xuất hiện trong văn bản Đừng gây tổn thương là:
+ Đừng nói với người khác những điều mà bạn không muốn nghe
+ Nói đơn giản hơn là bạn chẳng được lợi gì khi đối xử với người khác không tử tế
+ Chúng ta không cần đáp trả bằng thái độ tương tự khi ai đó đối xử tệ với mình
+ Chọn cách ứng xử cùng với yêu thương không quá khó so với chọn cách đáp trả tàn nhẫn
+ “Chúng ta chỉ được giao phó một nhiệm vụ duy nhất, đó là yêu thương lẫn nhau. Nếu không thể làm được như vậy thì ít nhất hãy cố gắng kiềm chế để không xúc phạm nhau”
=> Theo em, vấn đề đặt ra trong văn bản có ý nghĩa to lớn với cuộc sống ngày nay. Bởi giới trẻ ngày nay, thường có thái độ thờ ơ, không quan tâm đến lời nói, cảm xúc của người khác, chỉ biết đến bản thân mình. Chính những điều đó vô tình làm tổn thương đến người xung quanh chúng.
Vấn đề trong văn bản giúp chúng ta nhìn nhận về cách đối xử, hành động của bản thân trong cuộc sống tốt hơn, hạn chế được việc “gây tổn thương” cho người khác. Đây chính là những thông điệp mà mọi người cần chú ý!
- “Đừng bao giờ gây tổn thương tới người khác dưới bất kì hình thức nào. Chúng ta hãy sống yêu thương lẫn nhau vì con người đã quá mệt mỏi trong guồng quay công việc bộn bề của xã hội hiện đại rồi. Nếu chúng ta sống không gây tổn thương tới người khác thì không chỉ họ mà cả tâm hồn và thể chất chúng ta cũng được nhẹ nhõm, thanh thản”.