Đọc hiểu
Câu 1 SGK Văn 10 CD - Soạn bài Hồi trống Cổ Thành (trang 51): Thái độ của Trương Phi và Quan Công như thế nào?Trả lời:
Thái độ của Trương Phi và Quan Công có sự đối lập:
– Trương Phi: Sau khi được báo tin, chẳng nói năng gì, lập tức mặc áo giác, vác mâu lên ngựa, dẫn một nghìn quân, đi tắt ra cửa bắc; mắt tròn xoe, râu vểnh ngược, hò thét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công.
– Quan Công: trông thấy Trương Phi, mừng rỡ vô cùng, giao long đao cho Châu Thương cầm, tế ngựa lại đón.
=> Qua cách chọn lựa của Quan Công cho ta thấy:
Quan Công là người hiểu thời thế, tinh tế và khéo léo.
Thể hiện được lòng trung: bảo vệ được mình và 2 chị dâu.
Khi gặp Trương Phi: Quan Công vô cùng mừng rỡ “giao long đao, tế ngựa lại đón”.
+ Khi bị Trương Phi hiểu lầm: Luôn có thái độ điềm đạm, bình tĩnh để gỡ bỏ những hiểu lầm.
Gọi Trương Phi là “hiền đệ”, “em”.
Lời lẽ mềm mỏng “em không biết, ta cũng khó nói”.
Nhờ hai chị dâu giải thích hộ.
Để minh oan: Chấp nhận thử thách, sẵn sàng hành động và dùng hành động để chứng tỏ lòng trung.
→ Quan Công là một dũng tướng, trung tín, khéo léo, hiểu thời thế, ông còn là một người độ lượng, tuyệt nghĩa, một người có bản lĩnh, thể hiện việc chưa dứt 1 hồi trống đã lấy đầu Sái Dương, người bản lĩnh, dũng cảm, khí phách oai phong.
Câu 2 SGK Văn 10 CD - Soạn bài Hồi trống Cổ Thành (trang 52): Vì sao Quan Công nhắc đến “nghĩa vườn đào”?
Trả lời:
– Quan Công nhắc đến “nghĩa vườn đào” vì muốn gợi cho Trương Phi nhớ về lời thề kết nghĩa anh em giữa ba người Lưu Bị, Quan Công, Trương Phi: “Tuy không sinh cùng ngày cùng tháng nhưng nguyện chết cùng tháng cùng ngày” – cả ba người cùng đồng tâm hiệp lực tạo nên Thục Quốc hùng mạnh.
– Quan Công nhắc lại lời thề đó vì hắn ngạc nhiên trước thái độ của Trương Phi khi thấy người đệ đệ của mình (hò hét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công), tưởng rằng Trương Phi đã quên lời thề kết nghĩa ngày xưa sau một quãng thời gian xa cách và cũng nhằm mong muốn Trương Phi bớt nóng giận.
Câu 3 SGK Văn 10 CD - Soạn bài Hồi trống Cổ Thành (trang 52): Vì sao cách xưng hô giữa Trương Phi và Quan Công đối lập nhau?
Trả lời:
– Quan Công gọi Trương Phi bằng từ ngữ xưng hô: “hiền đệ” à cách xưng hô thân mật.
– Trương Phi gọi Quan Công bằng từ ngữ xưng hô: “nó”, “thằng phụ nghĩa”.
– Cách xưng hô giữa Trương Phi và Quan Công đối lập nhau bởi Quan Công vẫn luôn coi trọng Trương Phi. Ngược lại, vì Trương Phi đang có sự hiểu nhầm rằng Quan Công bỏ anh em, hàng Tào Tháo nên giữ thái độ căm phẫn, bực tức.
– Trương Phi tính tình nóng nảy, ngay thẳng, không chấp nhận sự phản bội, lắt léo, quanh co.
– Dù nặng lòng và coi trọng lời thề sắt son năm xưa nhưng trong suy nghĩ của Trương Phi, Quan Công theo Tào phản bội anh em, còn nhắc “nghĩa vườn đào” là không xứng
→ Tính cách Trương phi có sự cương trực, thẳng thắn nhưng cũng lỗ mãng, thô bạo
– Trong khi đó, Quan Công là người hiểu thời thế, tinh tế và khéo léo, điển hình cho người trượng phu trung nghĩa.
Câu 4 SGK Văn 10 CD - Soạn bài Hồi trống Cổ Thành (trang 53): Em có bất ngờ với tình huống này không? Vì sao?
Trả lời:
Tình huống này khá bất ngờ vì nó đối lập với cách Quan Công thanh minh với Trương Phi, nhưng cũng nhờ có nó mà Quan Công bày tỏ được lòng trung thành không phản bội anh em của mình.
Câu 5 SGK Văn 10 CD - Soạn bài Hồi trống Cổ Thành (trang 53): Khí phách và tài nghệ của Quan Công được thể hiện ra sao?
Trả lời:
* Khí phách và tài nghệ của Quang Công thể hiện qua chi tiết:
– Quan Công không hề nao núng nhận lời Trương Phi chém đầu Sái Dương trong ba hồi trống
– Quan Công bắt một tên lính cầm cờ hiệu, hỏi chuyện đầu đuôi và sai tên lính ấy kể lại cho Trương Phi nghe.
=> Khí phách và tài nghệ của Quan Công được thể hiện: chấp nhận lời thử thách của Trương Phi, giết Sái Dương khi chưa hết một hồi trống “chẳng nói một lời, múa long đao xô lại, Trương Phi thẳng cánh đánh trống, chưa dứt một hồi, đầu Sái Dương đã lăn xuống đất”
→ Quan công là người khí phách ngang tàn, anh dũng, tài nghệ giỏi, xuất chúng.
Câu hỏi
Câu hỏi 1 SGK Văn 10 CD - Soạn bài Hồi trống Cổ Thành (trang 54): Nêu các sự kiện chính của văn bản Hồi trống Cổ Thành. Lí do gì dẫn đến sự hiểu lầm của Trương Phi đối với Quan Công?Trả lời:
– Quan Công đưa hai chị sang Nhữ Nam. Kéo quân đến Cổ Thành thì nghe nói Trương Phi đang ở đó. Quan Công mừng rỡ sai Tôn Càn vào thành báo Trương Phi ra đón hai chị.
– Trương Phi và những hiểu lầm đối với Quan Công
– Sự xuất hiện của Sái Dương, giải hiềm nghi và hai anh em đoàn tụ.
→ Lí do dẫn đến sự hiểu lầm của Trương Phi đối với Quan Công là vì trên đường trốn chạy, ba huynh đệ Lưu Bị, Quan Công và Trương Phi đã mỗi người một ngả để tránh sự truy sát của Tào Tháo. Quan Công đã không thể rút chạy an toàn mà bị Tào Tháo vây bắt do phải dẫn theo hai chị dâu, vốn là hai bà vợ của Lưu Bị. Vì biết Quan Công là một người tài hiếm có nên Tào Tháo đã tìm mọi cách để Quan Công quy phục mình. Trương Phi hiểu nhầm rằng Quan Công phản bội anh em nên nổi giận không tha thứ.
Câu hỏi 2 SGK Văn 10 CD - Soạn bài Hồi trống Cổ Thành (trang 54): Người kể chuyện đã nhắc lại tính cách của Trương Phi và Quan Công thông qua những chi tiết, sự việc, tình huống nào?
Trả lời:
– Trương Phi:
+ Phản ứng của Trương Phi khi nghe xong lời của Tôn Càn: chẳng nói chẳng rằng lập tức mặc áo giáp, vác mâu lên ngựa, dẫn một nghìn quân, đi tắt ra cửa Bắc.
+ Hành động: hò hét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công, xưng hô mày – tao, lập luận buộc tội Quan Công.
+ Nghĩ Quan Công đem quân đến bắt mình nên đã múa bát xà mâu hăm hở xông lại đâm Quan Công.
+ Yêu cầu: Đánh ba hồi trống để Quan Công chém chết tướng giặc thể hiện lòng thành, thẳng tay đánh trống để thách thức Quan Công.
=> Trương phi là người ngay thẳng, cứng cơi, không dung thứ cho kẻ hai lòng.
+ Quan Công giết Sái Dương khi chưa hết một hồi trống: Trương Phi rỏ nước mắt, thụp lạy Quan Công.
=> Trương Phi là con người giàu tình cảm, nóng nảy, thô lỗ nhưng khôn ngoan và biết trọng lẽ phải.
– Quan Công:
+ Gọi Trương Phi là “hiền đệ”, “em”, ông dùng lời lẽ mềm mỏng và nhờ hai chị dâu giải thích hộ.
+ Quan Công giết Sái Dương khi chưa hết một hồi trống: ca ngợi lòng trung nghĩa của Quan Công.
=> Quan Công là người bình tĩnh, chững minh sự trong sạch của mình bằng hành động
Câu hỏi 3 SGK Văn 10 CD - Soạn bài Hồi trống Cổ Thành (trang 54): Phân tích và đánh giá ý nghĩa của câu chuyện được kể trong văn bản Hồi trống Cổ Thành.
Trả lời:
- “Hồi trống cổ thành” chứa đựng đựa nhiều ý nghĩa độc đáo, có thể chính vì sự đa dạng trong hình ảnh này mà người soạn thảo quyết định chọn nó làm nhan đề cho đoạn trích. Tiếng trống cổ trở thành bản giao hưởng của sự hội ngộ giữa Trương Phi và Quan Công.
- Thông qua những biến cố và hiểu lầm, họ cuối cùng cũng nhận ra tấm lòng trung trực của đối phương, khiến cho tiếng trống cổ không chỉ mang đầy ý nghĩa là sự hội ngộ mà còn là biểu tượng của sự đoàn tụ.
- Nghe kể về những khó khăn mà Quan Công đã vượt qua để bảo vệ chị dâu, Trương Phi đã quỳ xuống và khóc. Hành động này là cách thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về tình cảm và là một hành động biểu lộ ân hận khi đã đối xử không công bằng với anh. Hành động quỳ xuống cũng như một cách tạ tội, là cách Trương Phi truyền đạt sự lương tâm của mình đến Quan Công.
- Tiếng trống mang đến cảm xúc sâu sắc từ tình cảm đậm đà giữa hai anh em, những người sẵn sàng đánh đổi cả cuộc sống để bảo vệ đối phương, nhưng không chấp nhận sự bội tín, phản bội.
Câu hỏi 4: Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) so sánh tính cách của hai nhân vật Trương Phi và Quan Công được thể hiện qua đoạn trích Hồi trống Cổ Thành.
Trả lời:
Đoạn trích Hồi trống Cổ Thành đã phần nào cho người đọc cảm nhận được những nét tính cách có phần đối lập của hai anh em Trương Phi, Quan Vũ.
Quan Công tỏ ra là người độ lượng, khiêm nhường, từ tốn trong khi đó Trương Phi lại hết sức nóng nảy). Trong khi Trương Phi là con người cương trực, thẳng như làn tên bắn, sáng như tấm gương soi, không chấp nhận sự quanh co, lắt léo, đen trắng rõ ràng, với kẻ thù chỉ có thể nói chuyện bằng gươm giáo. Trước lời kết tội của em (Trương Phi), Quan Vân Trường vẫn nhún mình, cầu cứu hai chị dâu và cuối cùng chấp nhận điều kiện khắc nghiệt để minh oan…
Sự nóng nảy, mù quáng của Trương Phi đối lập với cái tỉnh táo, sáng suốt biết nhận biết tình hình của Quan Công. Tuy nhiên, sau những hiềm khích xảy ra, ta lại thấy được một Trương Phi giàu tình cảm, biết nhận lỗi sai khi biết mọi chuyện chỉ là hiểu nhầm và Quan Công lại là người bình tĩnh, chững minh sự trong sạch của mình bằng hành động. Hồi trống Cổ Thành đã khắc họa được tính cách tưởng chừng đối lập của hai nhân vật của Tam quốc: Trương Phi ngay thẳng, Quan Công trung nghĩa.
Câu hỏi 5: Với em bài học gì sâu sắc nhất sau khi đọc văn bản Hồi trống Cổ Thành.
Trả lời:
– Sau khi học văn bản, nhờ hình tượng những anh hùng thời tam quốc với những nét đẹp của lòng trung nghĩa, trọng chữ tín. Với em bài học sâu sắc nhất sau khi đọc văn bản Hồi trống Cổ Thành là bài học về tình cảm huynh đệ cảm động với lối sống ngay thẳng, bộc trực, trung nghĩa, những con người sẵn sàng hi sinh mạng sống vì nhau nhưng không chấp nhận sự bội tín, phản bội.
– Đồng thời trong mối quan hệ xung quanh, ta nhận ra giá trị của lòng tin và chữ tín của mỗi người là vô cùng quan trọng. Tác giả khắc hoạ nổi bật vẻ đẹp sáng ngời về lòng tin nghĩa, sự trung thực và chân thành của tình anh em. Là tiểu thuyết khai thác đề tài trận mạc nhưng Tam quốc diễn nghĩa đã để lại rất nhiều bài học về đạo lí, về lối sống, lối ứng xử của người quân tử phương Đông, lấy quy chuẩn luân lí nhân, nghĩa, lễ, trí, tín của Nho giáo làm mực thước.