Soạn bài Mùa hoa mận - Ngữ văn 10 Cánh Diều

Đọc hiểu

Câu 1 SGK Văn 10 CD - Soạn bài Mùa hoa mận (trang 78): Chú ý hình ảnh, các biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản.
Trả lời:
- Những hình ảnh thiên nhiên, con người: cành mận, con trai, con gái, lá, gạo, lửa hồng…
- Các biện pháp tu từ:
+ Nhân hóa: Bóng bay nâng ước mơ; nhà trình tường ủ hương nếp, cành mận giục…
+ Ẩn dụ: Cành mận tượng trưng cho cả mùa xuân.
+ Phép điệp: Cành mận bung cánh muốt, giục, lũ con…
→ Có tác dụng gợi hình, giúp việc mô tả sự vật, sự việc được sinh động, cụ thể hơn và có tác dụng gợi cảm giúp biểu hiện tâm tư, tình cảm sâu sắc.
Câu 2 SGK Văn 10 CD - Soạn bài Mùa hoa mận (trang 78): Dòng thơ cuối có gì đặc biệt về hình ảnh, cảm xúc? 
Trả lời:
- Hình ảnh người đi xa,
- Cảm xúc: nỗi nhớ quê hương của người xa xứ luôn hướng về nơi mà mình sinh ra với những hình ảnh gần gũi, thân thuộc.

Câu hỏi

Câu hỏi 1 SGK Văn 10 CD - Soạn bài Mùa hoa mận (trang 79): Bài thơ Mùa hoa mận thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình về điều gì? Dòng thơ nào được điệp lại trong bài?
Trả lời:
– Bài thơ Mùa hoa mận thể hiện tâm trạng buồn, cảm xúc bâng khuâng của nhân vật trữ tình về mùa xuân ở miền Tây Bắc, nhớ những hình ảnh gần gũi, thân thương diễn ra hàng ngày ở chốn làng quê yên bình nơi có mùa hoa mận báo hiệu xuân về
– Dòng thơ được điệp lại trong bài là: Cành mận bung cánh muốt.
Câu hỏi 2 SGK Văn 10 CD - Soạn bài Mùa hoa mận (trang 79): Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ.
Trả lời:
+ Điệp từ: nhận mạnh hình ảnh sinh hoạt diễn ra hàng ngày vào mùa mận tới.
+ Nhân hóa: giúp biểu thị được suy nghĩ của con người
+ Ẩn dụ: tăng sức biểu cảm cho câu thơ, giúp câu thở trở nên giàu hình ảnh, gây sự chú ý, thích thú đối với người đọc.
Câu hỏi 3 SGK Văn 10 CD - Soạn bài Mùa hoa mận (trang 79): Tâm trạng, cảm xúc của con người hiện lên qua các từ ngữ, hình ảnh trong bài thơ ra sao?
Trả lời:
+ Hình ảnh: Người đi xa nhớ lối trở về - tâm trạng buồn, nhớ nhung về quê hương
- Thể hiện qua hình ảnh sinh hoạt hàng ngày: lũ con trai chơi cù; con gái khăn áo; mẹ xôn xao lá, gạo; cha căng cánh nỏ; người già bản làm đu → Bức tranh sinh hoạt hàng ngày vui tươi, rộn ràng, hối hả cho thấy nỗi nhớ quê hương da diết. Mặc dù đi xa nhưng luôn hướng về làng quê, luôn lưu giữ những hình ảnh đẹp nhất về quê hương của mình.
Câu hỏi 4 SGK Văn 10 CD - Soạn bài Mùa hoa mận (trang 79): Hình dung và miêu tả bằng lời hoặc vẽ lại bức tranh thiên nhiên, con người miền Tây Bắc vào “mùa hoa mận” được thể hiện trong bài thơ
Trả lời:
     Bức tranh Tây Bắc vào mùa hoa mận qua ngòi bút tinh tế, tài hoa của tác giả hiện lên thật rõ nét, phong phú, sinh động, phong phú.
     Màu trắng tinh khiết của hoa mận báo hiệu mùa xuân đến, mang theo những niềm vui mới. Cành mận nở bung cánh che lấp cả khoảng trời với gam màu trắng muốt trở thành tâm điểm của bức tranh. Tưởng chừng bất kì ai khi đến Tây Bắc vào mùa xuân cũng phải dừng chân ngắm hoa, chụp ảnh lưu niệm với những bông hoa mận trắng li ti ấy.
     Những ngày này, tiết xuân đang nở rộ. Cành mận lại trở thành một vật gắn bó không thể nào thiếu đối với người miền Tây Bắc.       Dưới cành mận bung cánh muốt ấy là nơi diễn ra các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của lũ con trai, con gái, người già bản, cha, mẹ với những công việc quen thuộc, gần gũi, tất bật đón một năm mới khiến ta càng thêm say đắm lòng người bởi màu sắc của những bộ quần áo đẹp thoắt ẩn thoắt hiện trong những vườn mận bạt ngàn.
     Với những cánh hoa mận trắng thêm lung linh, bà con nơi đây nói đây chính là lộc trời mang đến cho vùng đất, một mùa hoa mận bung nở như chưa bao giờ được nở như vậy.  Tất cả những chi tiết đó trở thành kí ức không thể nào quên của những người con xa xứ, dù đi đâu cũng luôn hướng về quê hương với cái mộc mạc, giản dị nhất. 
Câu hỏi 5 SGK Văn 10 CD - Soạn bài Mùa hoa mận (trang 79): Em thích nhất những câu thơ, hình ảnh nào trong văn bản Mùa hoa mận? Vì sao?
Trả lời:
Hình ảnh thứ nhất
- Em thích nhất những câu thơ, hình ảnh: “cành mận bung cánh muốt”, “mẹ xôn xang lá, gạo/ cha căng cánh nỏ/ người già bản làm đu”. Vì hoa mận là hình ảnh trở nên rất đỗi quen thuộc, gần gũi với mỗi người dân nơi đây. Đó là dấu hiệu của mùa xuân, loại hoa đặc trưng ở miền Tây Bắc. Không những thế nó còn là nơi diễn ra các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của mỗi hộ gia đình, công việc của họ diễn ra hối hả, rộn ràng, xôn xang. Tất cả tạo nên một bức tranh thiên nhiên, con người tuyệt đẹp.
Hình ảnh thứ hai
– Em thích nhất câu thơ cuối trong văn bản, bởi dòng thơ cuối kết thúc bằng dấu chấm lửng, thể hiện tâm tư, nỗi nhớ thương sâu sắc của người xa quê, trong đó có tác giả. “Lối trở về” ở đây là con đường trở về quê hương, nơi mà người con luôn hướng về.
Câu hỏi 6 SGK Văn 10 CD - Soạn bài Mùa hoa mận (trang 79): Tưởng tượng một “người đi xa” trong bài thơ đã “nhớ lối trở về” quê hương vào “mùa hoa mận”. Những cảm xúc tình cảm nào đang diễn ra trong tầm hồn người đó? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 6-8) để ghi lại cảm xúc, tình cảm ấy?
Trả lời:
     Khi đi xa, những người miền Tây Bắc luôn mang một nỗi niềm nhớ thương vô bờ bến về quê hương của mình. Đặc biệt, nỗi niềm đó lại nhân lên gấp bội khi vào mùa hoa mận, gợi nhớ về những kí ức xa xưa. Hoa mận như dẫn lối họ trở về với những hoài niệm, nhớ nhung, nhớ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày đang diễn ra một cách hối hả, xốn xang của các mẹ, cha, người già bản, sự vui vẻ, háo hức của lũ con trai, con gái trong bản làng.
     Tưởng tượng về vùng Tây Bắc. Tôi đã nghĩ, Tây Bắc rộng lớn, núi rừng khá hiểm trở. Nhưng trong tâm trí, chỉ cần hình ảnh những đóa hoa mận trắng muốt, mình cũng có thể nhớ được con đường dẫn về quê hương.
     Khi những đám hoa mận trắng tinh khôi và những bông nhụy vàng khoe sắc bắt đầu bung nở cũng là lúc cái tết miền Tây Bắc đang đến gần.
     Những ngôi nhà gỗ nằm bên lề con đường, mỗi nơi đều trang trí bằng hoa mận nở rộ, hòa với màu áo xanh, áo đỏ của phụ nữ Mông đi chơi xuân, tạo nên bức tranh rực rỡ sắc màu trên rẻo cao làm cho không khí trở nên ngập tràn hương thơm. Ngoài kia hoa mận, hoa đào đang khoe sắc, khèn nhà ai đó đã ghép xong, quả pao đang chờ bàn tay ai đó đón lấy.
     Hòa vào trong bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, hương thơm của hoa đào và mận, cùng với không khí tết, bồng bềnh khắp không khí tết là tiếng kèn môi. Tiếng kèn môi réo rắt vọng ra từ núi nhẹ nhàng như là hơi thở mùa xuân giữa không gian huyền bí của núi rừng, làm cho mỗi lời bận tâm hàng ngày tan biến để nhường chỗ cho niềm hạnh phúc sâu sắc tận cùng trái tim. Tiếng kèn như gọi mời lữ khách gần xa, khiến mỗi ai đến đây đều không khỏi ngẩn ngơ, mau mau chóng chóng quay lại lối về…