Mở đầu bài học
Câu hỏi mở đầu SGK Lịch sử 11 Kết nối tri thức Bài 11 (trang 69): Minh Mạng được xem là một vị vua năng động, quyết đoán của triều Nguyễn. Trong thời gian trị vì, ông đã thực hiện một số cải cách nhằm tăng cường tính thống nhất và tiềm lực của đất nước. Vậy, nội dung chủ yếu của cuộc cải cách thời vua Minh Mạng là gì? Những cải cách đó đạt được kết quả và ý nghĩa như thế nào?Trả lời:
* Nội dung chủ yếu:
– Bộ máy chính quyền trung ương:
+ Thành lập Cơ mật viện, cải tổ hệ thống Văn thư phòng.
+ Cải tổ các cơ quan chuyên môn, hoàn thiện lục Bộ.
+ Thực hiện thanh tra, giám sát chéo giữa các cơ quan trung ương.
– Bộ máy chính quyền địa phương:
+ Chia cả nước thành 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên. Xóa bỏ Bắc Thành và Gia Định Thành,
+ Đối với vùng dân tộc thiểu số: Bãi bỏ chế độ cai trị của các tù trưởng địa phương, cho đổi các động, sách thành xã.
* Kết quả
– Cuộc cải cách của vua Minh Mạng đã xây dựng được chế độ quân chủ trung ương tập quyền cao độ, tổ chức cơ cấu bộ máy nhà nước gọn nhẹ, chặt chẽ, thống nhất đơn vị hành chính địa phương trong cả nước.
* Ý nghĩa: làm cho bộ máy nhà nước hoạt động có hiệu quả hơn trước, hoàn thành thống nhất đất nước về mặt hành chính.
1. Bối cảnh lịch sử
Câu hỏi mục 1 SGK Lịch sử 11 Kết nối tri thức Bài 11 (trang 69): Nêu bối cảnh lịch sử của cuộc cải cách Minh Mạng.Trả lời:
* Bối cảnh lịch sử của cuộc cải cách Minh Mạng:
– Đất nước vừa trải qua thời gian chiến tranh và bị chia cắt lâu dài, đặt ra rất nhiều khó khăn.
– Bộ máy hành chính nhà nước còn chưa hoàn chỉnh trong thời kì này.
=> Vấn đề cấp bách đặt ra với triều Nguyễn:
– Thống nhất tổ chức hành chính trong cả nước, khắc phục tình trạng phân quyền, củng cố quyền lực của triều đình.
2. Nội dung cải cách
Câu hỏi 1 mục 2 SGK Lịch sử 11 Kết nối tri thức Bài 11 (trang 71): Khai thác lược đồ Hình 2, nêu nhận xét của em về đơn vị hành chính Việt Nam sau cải cách Minh Mạng.
Trả lời:
* Ở trung ương:
– Vua Minh Mạng tiến hành thành lập Cơ mật viện làm hai cơ quan tham mưu và tư vấn tối cao của hoàng đế về hành chính, chính trị và an ninh, quân sự, cải tổ hệ thống Văn thư phòng.
– Cải tổ các cơ quan chuyên môn như Quốc tử giám, Hàn lâm viện. Hoàn thiện cơ cấu, chức năng của lục Bộ.
– Thông qua hoạt động của Đô sát viện và lục Khoa, thực hiện chế độ giám sát, thanh tra chéo giữa các cơ quan trung ương.
* Ở địa phương:
– Chia đất nước thành các tỉnh.
– Vua Minh Mạng cho đổi các động, sách thành xã như vùng đồng bằng đối với vùng dân tộc thiểu số, đồng thời bãi bỏ chế độ cai trị của các tù trưởng địa phương, bổ dụng quan lại của triều đình đến cai trị trực tiếp.
– Về bộ máy quan lại: Vua Minh Mạng bổ sung những quy định mới rất nghiêm ngặt, cải tổ chế độ hồi tỵ bằng việc mở rộng phạm vi, đối tượng áp dụng.
Câu hỏi 2 mục 2 SGK Lịch sử 11 Kết nối tri thức Bài 11 (trang 71): Trình bày một số biện pháp cải cách của vua Minh Mạng.
Trả lời:
♦ Ở trung ương:
- Vua Minh Mạng tiến hành cải tổ hệ thống Văn thư phòng và thành lập Cơ mật viện làm hai cơ quan tham mưu và tư vấn tối cao của hoàng đế về hành chính, chính trị và an ninh, quân sự.
+ Năm 1820, đổi Thị thư viện thành Văn thư phòng. Năm 1829, lập Nội các thay thế cho Văn thư phòng với chức năng như một cơ quan hành chính trung ương, chuyển và tiếp nhận công văn từ triều đình đến các địa phương và ngược lại, khởi thảo các chế cáo, lưu giữ công văn.
+ Năm 1834, lập Cơ mật viện làm cơ quan tư vấn tối cao cho nhà vua về những vấn đề quân sự quan trọng, đứng đầu là quan văn, võ do đích thân nhà vua lựa chọn.
- Hoàn thiện cơ cấu, chức năng của lục Bộ và cải tổ các cơ quan chuyên môn như Quốc tử giám, Hàn lâm viện....
- Vua Minh Mạng cũng thực hiện chế độ giám sát, thanh tra chéo giữa các cơ quan trung ương thông qua hoạt động của Đô sát viện và lục Khoa.
♦ Ở địa phương:
- Xóa bỏ Bắc Thành (năm 1831) và Gia Định Thành (năm 1832), chia cả nước thành 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên. Đứng đầu tỉnh là Tổng đốc, Tuần phủ. Tổng đốc thường là người phụ trách hai tỉnh, trực tiếp cai trị một tỉnh. Tỉnh còn lại do Tuần phủ đứng đầu, đặt dưới sự kiêm quản của Tổng đốc.
- Đối với vùng dân tộc thiểu số:
+ Vua Minh Mạng cho đổi các động, sách thành xã như vùng đồng bằng, đồng thời bãi bỏ chế độ cai trị của các tù trưởng địa phương, bổ dụng quan lại của triều đình đến cai trị trực tiếp.
- Về bộ máy quan lại: Vua Minh Mạng cũng cải tổ chế độ hồi tỵ bằng việc mở rộng phạm vi, đối tượng áp dụng và bổ sung những quy định mới rất nghiêm ngặt.
3. Kết quả, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm
Câu hỏi mục 3 SGK Lịch sử 11 Kết nối tri thức Bài 11 (trang 72): Trình bày kết quả, ý nghĩa của cuộc cải cách Minh Mạng.Trả lời:
– Kết quả:
+ Thống nhất đơn vị hành chính địa phương trong cả nước.
+ Cơ cấu bộ máy nhà nước gọn nhẹ, chặt chẽ.
+ Xây dựng chế độ quân chủ trung ương tập quyền cao độ.
+ Vua nắm trong tay quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và cả quyền thống lĩnh quân đội.
– Ý nghĩa:
+ Cuộc cải cách có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thành thống nhất đất nước, làm cho hoạt động của bộ máy nhà nước có hiệu quả hơn trước.
+ Cuộc cải cách Minh Mạng cũng để lại bài học kinh nghiệm đối với tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước. Cách thức phân chia đơn vị hành chính cấp tỉnh thời Minh Mạng là một trong những di sản lớn nhất của cuộc cải cách, còn có giá trị đến ngày nay.
Luyện tập
Luyện tập 1 SGK Lịch sử 11 Kết nối tri thức Bài 11 (trang 72): Lập sơ đồ tư duy tóm tắt bối cảnh, nội dung chính và ý nghĩa của cuộc cải cách Minh Mạng.Trả lời:

Luyện tập 2 SGK Lịch sử 11 Kết nối tri thức Bài 11 (trang 72): Nêu nhận xét của em về cuộc cải cách Minh Mạng.
Trả lời:
+ Cuộc cải cách của vua Minh Mạng là một cuộc cải cách khá toàn diện trên các lĩnh vực. Kết quả của cuộc cải cách đã thúc đẩy bộ máy chính quyền các cấp hoạt động hiệu quả, tăng cường tính thống nhất của quốc gia.
+ Cuộc cải cách của Minh Mạng đã thể hiện tâm huyết, tài năng của nhà vua và nỗ lực của triều Nguyễn trong quá trình quản lí đất nước, đặt nền móng cho thể chế chính trị của triều Nguyễn trong nhiều thập kỉ sau đó.
+ Trong nền hành chính quốc gia thời kì cận – hiện đại, cuộc cải cách của vua Minh Mạng cũng góp phần để lại những di sản quan trọng, đặc biệt là cấu trúc phân cấp hành chính địa phương: tỉnh – huyện – xã. Bên cạnh đó, một số giá trị trong việc xây dựng đội ngũ quan lại thanh liêm, mô hình bộ máy nhà nước đơn giản, tinh gọn cũng là bài học kinh nghiệm hữu ích cho cải cách hành chính của Việt Nam hiện nay.
Vận dụng
Vận dụng SGK Lịch sử 11 Kết nối tri thức Bài 11 (trang 72): Liên hệ với thực tiễn và tìm hiểu thêm từ sách, báo, internet, cho biết những bài học kinh nghiệm nào từ cuộc cải cách của vua Minh Mạng có thể áp dụng vào việc xây dựng nền hành chính Việt Nam hiện đại? Lấy ví dụ cụ thể.Trả lời:
– Một số bài học kinh nghiệm từ cuộc cải cách của vua Minh Mạng có thể áp dụng vào việc xây dựng nền hành chính Việt Nam:
+ Trong hoạt động của bộ máy nhà nước nên thực hiện theo nguyên tắc “Trên dưới liên kết hiệp đồng, trong ngoài kiềm chế lẫn nhau” để đạt hiệu quả cao.
+ Nhằm khuyến khích, động viên quan lại, bộ máy nhà nước nên thực hiện nguyên tắc “chức vụ và trách nhiệm nghiêm minh, quyền lợi và nghĩa vụ tương xứng”, quan lại nào làm tốt sẽ được nhà vua ban thưởng, làm không tốt sẽ phải chịu trách nhiệm về việc làm của mình.
+ Đề cao giá trị của pháp luật và tăng cường quản lý xã hội bằng pháp luật.