Mở đầu bài học
Câu hỏi mở đầu SGK Lịch sử 11 Kết nối tri thức Bài 6 (trang 37): Quốc kì của các quốc gia Đông Nam Á hiện nay rất đa dạng và là biểu tượng cho nền độc lập dân tộc của mỗi quốc gia. Hầu hết các nước trong khu vực đều phải trải qua quá trình đấu tranh lâu dài, gian khổ để giành độc lập dân tộc, sau đó là quá trình tái thiết và phát triển đất nước, đưa Đông Nam Á trở thành khu vực năng động như ngày nay.Hành trình đó diễn ra như thế nào? Hãy chia sẻ một số sự kiện liên quan đến cuộc đấu tranh giành độc lập và quá trình phát triển của các nước ở Đông Nam Á mà em biết.
Trả lời:
– Giai đoạn 1: từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1920: Giai đoạn chuyển tiếp từ đấu tranh tự vệ sang đấu tranh giành độc lập dân tộc
+ Sự ra đời và phát triển của giai cấp vô sản ở các nước Đông Nam Á đã tạo nền tảng cho sự hình thành khuynh hướng mới trong phong trào đấu tranh vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
=> Phong trào đấu tranh theo ý thức hệ phong kiến được thay thế bằng phong trào theo khuynh hướng tư sản.
– Giai đoạn 2: Từ năm 1920 – 1945:
+ Các đảng cộng sản ở một số nước được thành lập.
+ Giai cấp vô sản bắt đầu bước lên vũ đài chính trị trong khu vực.
– Giai đoạn 3: từ năm 1945 – 1975:
+ Thắng lợi của lực lượng Đồng minh trong Chiến tranh thế giới thứ hai đã tạo thời cơ thuận lợi cho phong trào.
+ Trong 10 năm đầu sau chiến tranh (1945 – 1954). Nhiều nước đã giành được độc lập.
+ Các nước Đông Nam Á đã lần lượt hoàn thành cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trong hơn 20 năm (1954 – 1975).
* Một số cuộc đấu tranh giành độc lập tiêu biểu ở các quốc gia Đông Nam Á:
+ Cuộc khởi nghĩa của Hoàng tử Đi-pô-nê-gô-rô (In-đô-nê-xi-a);
+ Cuộc khởi nghĩa Đa-ga-hô (Phi-lip-pin);
+ Cuộc khởi nghĩa của Hoàng thân Si-vô-tha, A-cha Xoa, Pu-côm-bô (Cam-pu-chia);
+ Phong trào Cần Vương (Việt Nam);
1. Phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược ở Đông Nam Á
a. Đông Nam Á hải đảo
Câu hỏi mục 1a SGK Lịch sử 11 Kết nối tri thức Bài 6 (trang 38): Nêu những nét chính về phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược ở các nước Đông Nam Á hải đảoTrả lời:
– Ở Inđônêxia:
+ Phong trào đấu tranh chống thực dân Hà Lan bùng nổ mạnh mẽ vào cuối thế kỉ XVI, , tiêu biểu là: khởi nghĩa của Hoàng tử Đi-pô-nê-gô-rô (1825 – 1830).
+ Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, sau cuộc khởi nghĩa của Hoàng tử Đi-pô-nê-gô-rô, phong trào đấu tranh vẫn tiếp tục lan rộng.
– Ở Phi-lip-pin:
* Phong trào đấu tranh chống thực dân Tây Ban Nha:
– Khởi nghĩa ở Ca-vi-tô (1872).
– Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Philíppin xuất hiện vào những năm 90 của thế kỉ XIX theo 2 xu hướng chính trong phong trào giải phóng dân tộc: xu hướng cải cách và xu hướng bạo động.
* Phong trào đấu tranh chống Mỹ:
– Năm 1898 Mĩ hất cẳng Tây Ban Nha và chiếm Philíppin.
– Nhân dân Philíppin anh dũng chống Mĩ đến năm 1902 thất bại.
=> Philíppin trở thành thuộc địa của Mĩ.
b. Đông Nam Á lục địa
Câu hỏi mục 1b SGK Lịch sử 11 Kết nối tri thức Bài 6 (trang 39): Trình bày những nét chính về phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược ở Đông Nam Á lục địaTrả lời:
* Ở Miến Điện:
– Trải qua 3 cuộc chiến tranh kéo dài hơn 60 năm (1821 – 1885) Anh chiếm được Miến Điện
– Phong trào chiến tranh du kích lan rộng trong cả nước.
– Sau khi hoàn thành quá trình xâm lược, Anh tiếp tục đối phó với chiến tranh du kích, chiến dịch kéo dài hơn 10 năm
– Từ nửa sau thế kỉ XIX, trên bán đảo Đông Dương, phong trào chống thực dân Pháp xâm lược cũng từng bước lan rộng.
* Ở Việt Nam:
– Từ năm 1858 – 1884, Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam, đặt ách đô hộ trên toàn bộ đất nước. Trong thời gian xâm lược Pháp đã vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân Việt Nam.
* Ở Cam-pu-chia:
– Nhiều cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp diễn ra sôi nổi trong cả nước: khởi nghĩa của Hoàng thân Si-vô-tha (1861 – 1892), khởi nghĩa A-cha Xoa (1863 – 1866), khởi nghĩa Pu-côm-bô (1866 – 1867),…
2. Các giai đoạn phát triển của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á
Câu hỏi mục 2 SGK Lịch sử 11 Kết nối tri thức Bài 6 (trang 40): Trình bày những nét chính về các giai đoạn phát triển của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á.Trả lời:
– Giai đoạn 1945 – 1975: Hoàn thành cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc
+ Từ năm 1954 đến năm 1975, các nước Đông Nam Á đã lần lượt hoàn thành cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (riêng Bru-nây được trao trả độc lập vào năm 1984).
+ Từ năm 1945 đến năm 1954, làn sóng đấu tranh dâng cao. Năm 1945, In-đô-nê-xi-a tuyên bố độc lập, Việt Nam và Lào tiến hành cách mạng giành chính quyền và tuyên bố độc lập cùng trong năm đó. Một số nước được trao trả độc lập như Phi-líp-pin (1946) và Miến Điện (1948).
– Giai đoạn 1920 – 1945: Xuất hiện xu hướng mới trong phong trào đấu tranh
+ Giai cấp vô sản bắt đầu bước lên vũ đài chính trị trong khu vực. Các đảng cộng sản được thành lập ở một số nước như: In-đô-nê-xi-a (1920), Việt Nam, Mã Lai, Xiêm và Phi-líp-pin (trong những năm 30 của thế kỉ XX), mở ra xu hướng vô sản trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.
– Giai đoạn Từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1920: Khởi đấu cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc
+ Sự ra đời và phát triển của giai cấp vô sản ở các nước Đông Nam Á đã tạo nền tảng cho sự hình thành xu hướng mới trong phong trào đấu tranh.
+ Giai đoạn chuyển tiếp từ đấu tranh chống xâm lược sang đấu tranh giành độc lập dân tộc. Phong trào đấu tranh theo ý thức hệ phong kiến dẫn được thay thế bằng phong trào theo xu hướng tư sản, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa chống thực dân Tây Ban Nha của nhân dân Phi-líp-pin (1896-1898).
3. Thời kì tái thiết và phát triển sau khi giành được độc lập
a. Những ảnh hưởng của chế độ thực dân
Câu hỏi mục 3a SGK Lịch sử 11 Kết nối tri thức Bài 6 (trang 41): Khai thác tư liệu 1,2 (tr.40) và thông tin trong mục, nêu những ảnh hưởng của chế độ thực dân đối với các nước Đông Nam Á

Trả lời:
Kinh tế |
– Các nước trong khu vực Đông Nam Á phần lớn vẫn là nước nông nghiệp lạc hậu và lệ thuộc vào nước ngoài – Một số nước rơi vào tình trạng thiếu lương thực, đói kém liên miên |
Văn hóa |
– Nền văn hóa dân tộc ở Đông Nam Á bị ảnh hưởng tiêu cực đến việc bảo vệ và phát huy những giá trị truyền thống của một số nước từ chính sách nô dịch, áp đặt văn hóa ngoại lai của một số nước Phương Tây. |
Chính trị |
– Việc áp đặt bộ máy cai trị, thực hiện chính sách “chia để trị”, chính sách “ngu dân” của các chính quyền thực dân đã để lại những hậu quả nặng nề và lâu dài cho các nước Đông Nam Á. |
b. Quá trình tái thiết và phát triển
Câu hỏi mục 3b SGK Lịch sử 11 Kết nối tri thức Bài 6 (trang 42): Tóm tắt những nét chính về quá trình tái thiết và phát triển của các nước Đông Nam Á sau khi giành được độc lậpTrả lời:
– Năm 50 của thế kỉ XX:
+ Các nước Đông Nam Á tiến hành chiến lược công nghiệp hóa, sớm hơn so với các nước trong khu vực, tiểu biểu là: Indonesia, Malaixia, Philippin, Singapore
– Cuối thập kỉ 80 – 90 của thế kỉ XX:
+ Lào, Campuchia, Việt Nam từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường, tiến hành công nghiệp hóa.
– Brunei sau khi giành độc lập năm 1984, bắt đầu tiến hành điều chỉnh chính sách nhằm đa dạng hóa nền kinh tế.
– Cuối năm 1998:
+ Myanmar tiến hành cải cách kinh tế.
=> Bằng những chính sách năng động và linh hoạt, trải qua quá trình phát triển, các nước Đông Nam Á đạt được những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế. Đời sống xã hội có những chuyển biến căn bản. Tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt mức cao
Luyện tập
Luyện tập 1 SGK Lịch sử 11 Kết nối tri thức Bài 6 (trang 42): Nêu nhận xét của em về phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược ở khu vực Đông Nam ÁTrả lời:
– Quá trình đấu tranh giành độc lập ở các nước Đông Nam Á có những nét khác biệt nhất định do xuất phát từ bối cảnh quốc tế, khu vực, chính sách cai trị của chính quyền thực dân và điều kiện lịch sử cụ thể của từng nước.
– Tuy vậy, phong trào đấu tranh chống thực dân dân của những nước này cũng có một số điểm tương đồng, như:
+ Cùng chung mục tiêu đấu tranh giành lại độc lập, chủ quyền của đất nước.
+ Các phong trào diễn ra sôi nổi, bền bỉ, quyết liệt; lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.
+ Nhiều hình thức đấu tranh phong phú, đa dạng.
+ Kết quả cuối cùng: Giành thắng lợi, giành lại quyền tự chủ.
Luyện tập 2 SGK Lịch sử 11 Kết nối tri thức Bài 6 (trang 42): Xây dựng trục thời gian tóm tắt các giai đoạn đấu tranh giành độc lập dân tộc ở khu vực Đông Nam Á
Trả lời:

Vận dụng
Vận dụng 1 SGK Lịch sử 11 Kết nối tri thức Bài 6 (trang 42): Sưu tầm tài liệu từ sách, báo và internet, viết một bài (khoảng 300 chữ) về quá trình tái thiết và phát triển của một quốc gia Đông Nam Á mà em ấn tượng nhấtTrả lời:
* Quá trình tái thiết và phát triển đất nước ở Việt Nam:
Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, Việt Nam chuyển sang giai đoạn đi lên chủ nghĩa xã hội, đất nước độc lập, thống nhất. Trong giai đạn 1976 – 1986, nhân dân Việt Nam đã thực hiện hai kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 – 1980 và 1981 – 1985) do Đại hội IV (tháng 12/1976) và Đại hội V (tháng 3/1982) của Đảng đề ra, đồng thời đấu tranh bảo vệ vùng biên giới phía Tây Nam và phía Bắc của Tổ quốc. Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trên các lĩnh vực trong thời gian thực hiện hai kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 – 1985) song cũng gặp phải không ít khó khăn, khiến đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng về kinh tế – xã hội. Để khắc phục sai lầm, khuyết điểm. Đảng và nhà nước Việt Nam đã tiến hành đổi mới đất nước nhằm thúc đẩy cách mạng xã hội chủ nghĩa tiến lên, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng. Đường lối đổi mới của Đảng được đề ra lần đầu tiên tại Đại hội VI (tháng 12/1986) và được điều chỉnh, bổ sung và phát triển qua nhiều kì Đại hội Đảng sau đó. Đến nay, Việt Nam đã thu được nhiều thành tựu đáng tự hào trên nhiều lĩnh vực sau hơn 30 năm tiến hành đổi mới. Thắng lợi đó đã từng bước khẳng định đường lối đổi mới của Đảng là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới là phù hợp.
Vận dụng 2 SGK Lịch sử 11 Kết nối tri thức Bài 6 (trang 42): Tìm hiểu và nêu ví dụ về những ảnh hưởng tiêu cực của chế độ thực dân Pháp đối với Việt Nam.
Trả lời:
– Một số ví dụ về những ảnh hưởng tiêu cực của chế độ thực dân Pháp đối với Việt Nam.
+ “Chính quyền thực dân bán rượu, thuốc phiện ở khắp nơi nhiều hơn trường học.
+ Pháp đã thể hiện sự “khai hóa” bằng “chính sách ngu dân” để trị. Bóc lột dân ta đến tận xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn. Cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu. Đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý làm cho nhân dân ta ngày càng trở nên bần cùng. Không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên.
+ Thi hành chính sách “chia để trị”, hòng “làm nguội được tình đoàn kết, nghĩa đồng bào.
+ Thực hiện “chế độ lính tình nguyện” đẩy hàng chục vạn người dân Việt Nam trở thành người đóng “thuế máu” cho chúng, bỏ mạng nơi đất khách quê người,
+ Trên lĩnh vực y tế, hầu như người dân thường xuyên đối mặt với các loại dịch bệnh, không được hưởng sự chăm sóc y tế.
=> Hậu quả
– Tài nguyên của Việt Nam bị vơ vét
– Nông nghiệp không phát triển; bị bóc lột nặng nề, bị mất đất
– Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hụt nặng.
– Thị trường Việt Nam bị Pháp độc chiếm.