Giải SGK GDCD 9 Chân trời sáng tạo Bài 2: Khoan dung

Hoạt động Mở đầu (trang 11) GDCD 9 Chân trời sáng tạo Bài 2: Em hãy suy nghĩ về ý nghĩa của thông điệp sau: 

GDCD 9 Chân trời sáng tạo Bài 2: Khoan dung

Trả lời:

- Thông điệp trên mang ý nghĩa: Chỉ có sự tha thứ, buông bỏ muộn phiền, ấm ức, tâm hồn chúng ta mới vui vẻ, giàu năng lượng tích cực, trở nên khoan dung hơn.

Khám phá

1. Em hãy đọc các thông tin sau và trả lời câu hỏi

- Những việc làm của các chủ thể trong thông tin trên thể hiện truyền thống nào của dân tộc Việt Nam? Những việc làm đó có kết quả, ý nghĩa như thế nào?

- Theo em, thế nào là khoan dung? Khoan dung có biểu hiện và ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

* Những việc làm của các chủ thể trong thông tin trên thể hiện truyền thống nhân đạo, khoan dung của dân tộc Việt Nam.

- Kết quả của các việc làm đó:

+ Trong thông tin 1: Hành động đó của chủ tướng Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn đã: Thể hiện lòng khoan dung, nhân văn, nhân đạo của nhân dân Việt Nam; Góp phần giúp “dập tắt muôn đời chiến tranh”, “mở ra muôn thuở thái bình”, đỡ hao tổn thêm xương máu của nhân dân hai nước.

+ Trong thông tin 2: Việc Chủ tịch nước kí quyết định đặc xá cho các tù nhân đã: góp phần cải tạo những tù nhân trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân thủ pháp luật, chấp hành pháp luật và quy tắc xử sự của cuộc sống, ngăn ngừa họ không phạm tội mới. Mặt khác, đặc xá còn thể hiện truyền thống nhân ái, bao dung của dân tộc Việt Nam, thể hiện chính sách khoan hồng của Đảng, Nhà nước.

* Khoan dung là rộng lòng tha thứ

- Biểu hiện của khoan dung:

+ Biết tha thứ cho chính mình và cho người khác khi họ biết hối hận và sửa chữa lỗi lầm

+ Lắng nghe và tôn trọng sự khác biệt của người khác, không cố chấp, hẹp hòi, định kiến

- Ý nghĩa của khoan dung:

+ Người có lòng khoan dung sẽ luôn được mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt

+ Người được tha thứ sẽ có cơ hội trở thành người tốt, khắc phục lỗi lầm, khuyết điểm của bản thân

+ Cuộc sống và mối quan hệ giữa mọi người trở nên lành mạnh, thân ái, tốt đẹp hơn

2. Em hãy quan sát hình ảnh, đọc các trường hợp sau và thực hiện yêu cầu

- Em hãy nhận xét về suy nghĩ, việc làm của nhân vật trong các hình ảnh, trường hợp trên

- Em hãy chia sẻ về những việc làm thể hiện sự khoan dung, thiếu khoan dung mà em biết và rút ra bài học cho bản thân

Trả lời:

- Hình 1 cho thấy sự ân hận và dằn vặt của bạn nữ, cho thấy rằng bạn nữ đã biết lỗi sai của mình và sẽ không lặp lại nữa

- Hình 2 cho thấy sự ích kỉ, thiếu khoan dung của bạn nam khi không cho bạn P chơi bóng chung chỉ vì bạn P đã phạm lỗi lần trước khiến đội phải thua

- Trường hợp 1 cho thấy việc làm của bạn N là đúng đắn khi đã khoan dung, biết tha thứ cho lỗi sai của bác gái khi lỡ va vào xe đạp của bạn 

- Trường hợp 2 cho thấy bạn A hẹp hòi, ích kỉ khi không biết cảm thông cho người giao hàng

* Những việc làm thể hiện:

+ Sự khoan dung: bỏ qua lỗi lầm của người khác khi họ biết hối hận và sửa chữa, luôn tôn trọng và thông cảm cho người khác, không hẹp hòi khi nhận xét về người khác,...

+ Sự thiếu khoan dung: không tôn trọng sự khác biệt người khác, không tha thứ khi người khác biết sửa sai lỗi lầm, có định kiến, phán xét khi chưa hiểu rõ người khác,...

- Từ những hành động trên, em rút ra được bài học cho bản thân là: biết tha thứ cho những người có lỗi với mình, không nên giữ thù hằn, sống tích cực, cảm thông cho người khác,...

Luyện tập

Luyện tập 1 (trang 14) GDCD 9 Chân trời sáng tạo Bài 2: Em hãy chỉ ra trong các câu tục ngữ, thành ngữ dưới đây, câu nào thể hiện sự khoan dung, câu nào không thể hiện sự khoan dung. Giải thích vì sao.

GDCD 9 Chân trời sáng tạo Bài 2: Khoan dung

Lời giải:

- Những câu tục ngữ, thành ngữ thể hiện sự khoan dung là:

+ Chín bỏ làm mười.

+ Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại.

+ Ân đền oán trả

=> Vì, ý nghĩa của những câu tục ngữ, thành ngữ này thể hiện: sự rộng lòng tha thứ; bỏ qua lỗi lầm của người khác khi họ biết hối hận và sửa chữa lỗi lầm; nhắn nhủ mọi người dùng sự đức độ, bao dung của mình để đối nhân xử thế cho đúng mực (những người được người khác giúp đỡ, họ biết đáp lại ân tình đã vay mượn bằng thái độ và hành động cung kính của mình)

- Câu tục ngữ “ăn miếng trả miếng” phản ánh sự đáp trả thẳng thắn, không nhượng bộ, tính toán so đo thiệt hơn.

Luyện tập 2 (trang 14) GDCD 9 Chân trời sáng tạo Bài 2: Em hãy đọc câu nói sau và xây dựng bài thuyết trình về giá trị của lòng khoan dung:

GDCD 9 Chân trời sáng tạo Bài 2: Khoan dung

Lời giải:

Lòng khoan dung là khả năng chấp nhận, thông cảm và tha thứ cho những lỗi lầm của người khác. Nó thể hiện sự hiểu biết, sự nhân ái và lòng vị tha. Người có lòng khoan dung không chỉ bỏ qua những sai lầm nhỏ mà còn sẵn sàng tha thứ cho những tổn thương mà họ phải chịu. Tha thứ giúp giải tỏa căng thẳng và giận dữ, mang lại sự bình yên trong tâm hồn. Khi chúng ta giữ lòng hận thù, chính chúng ta là người đau khổ nhất. Tha thứ giúp ta buông bỏ gánh nặng quá khứ, để tâm hồn trở nên nhẹ nhàng và thanh thản hơn. Khoan dung và tha thứ giúp củng cố và duy trì các mối quan hệ. Trong cuộc sống, không ai là hoàn hảo và mọi người đều có thể mắc sai lầm. Sự tha thứ giúp hàn gắn những vết nứt trong mối quan hệ, tạo cơ hội để xây dựng và phát triển một cách bền vững. Như Paul Boese đã nói, tha thứ không thể thay đổi quá khứ, nhưng nó có thể mở rộng tương lai. Khi tha thứ, chúng ta không còn bị trói buộc bởi những tổn thương cũ. Điều này giúp chúng ta mở lòng đón nhận những cơ hội mới, phát triển bản thân và hướng tới một tương lai tươi sáng hơn. Hãy nhớ rằng, không ai là hoàn hảo. Hiểu và chấp nhận rằng mọi người đều có thể mắc sai lầm giúp chúng ta dễ dàng hơn trong việc tha thứ và khoan dung. Thay vì chỉ nhìn vào lỗi lầm, hãy tập trung vào những điều tốt đẹp mà người khác đã làm. Điều này giúp chúng ta có cái nhìn cân bằng và dễ dàng hơn trong việc tha thứ. Lòng biết ơn giúp chúng ta nhận ra những điều tốt đẹp trong cuộc sống và giảm bớt sự tiêu cực. Khi biết ơn, chúng ta dễ dàng hơn trong việc tha thứ và cảm thông với lỗi lầm của người khác. Bằng cách rèn luyện và thực hành lòng khoan dung, chúng ta không chỉ mang lại hạnh phúc cho bản thân mà còn góp phần xây dựng một xã hội hòa bình và văn minh hơn.

Luyện tập 3 (trang 14) GDCD 9 Chân trời sáng tạo Bài 2: Em hãy đọc các tình huống dưới đây và nhận xét hành vi, việc làm của các nhân vật để tư vấn cách ứng xử phù hợp

Tình huống 1:

Bạn N rất thông minh, học giỏi, tuy nhiên bạn ấy lại ít khi lắng nghe và hay chê bai người khác. Khi làm việc nhóm, bạn N thường chỉ trích những điều thiếu sót của các thành viên khác. Các bạn trong lớp đều không muốn chơi cùng bạn N nữa.”

Tình huống 2:

Sau buổi tiệc sinh nhật bạn thân, bạn V không về nhà ngay mà lại đi chơi riêng với bạn bè, không báo cho bố mẹ biết. Sau đó, bạn V đã bị tai nạn giao thông, phải nằm viện. Khi tỉnh lại, bạn V đã khóc rất nhiều, xin lỗi vì làm cho bố mẹ phải lo lắng, tốn kém thời gian, tiền bạc để chăm sóc cho mình trong bệnh viện. Bạn ấy luôn cảm thấy rất hối hận vì lỗi lầm của mình.”

Lời giải:

- Trong tình huống 1, việc làm của bạn N là chưa đúng vì bạn thường chỉ trích những điều thiếu sót của các thành viên khác khi làm việc nhóm, bạn N nên lắng nghe và biết khoan dung, thông cảm cho các bạn, có thể góp ý một cách chân thành chứ không nên chỉ trích

- Trong tình huống 2, tuy bạn V đã có hành động sai nhưng bạn đã biết hối lỗi nên bạn xứng đáng nhận được sự khoan dung, tha thứ của bố mẹ

Luyện tập 4 (trang 15) GDCD 9 Chân trời sáng tạo Bài 2: Em hãy đọc tình huống dưới đây và rút ra bài học cho bản thân để rèn luyện đức tính khoan dung

Tình huống. Bạn Q là lớp trưởng lớp 9A, luôn được mọi người quý mến. Mỗi khi có thành viên trong lớp vi phạm nội quy, bạn Q thường tìm gặp riêng để hỏi thăm, tìm hiểu nguyên nhân, cùng nhau đưa ra giải pháp giúp bạn cải thiện, khắc phục sai lầm. Bạn Q luôn biết lắng nghe, không phán xét mà đặt mình vào vị trí của người khác để đồng cảm.

Lời giải:

- Bài học:

+ Luôn khoan dung, rộng lòng tha thứ cho chính mình và cho người khác khi họ biết hối hận và sửa chữa lỗi lầm.

+ Luôn biết lắng nghe, không phán xét mà đặt mình vào vị trí của người khác để đồng cảm.

Vận dụng

Vận dụng 1 (trang 15) GDCD 9 Chân trời sáng tạo Bài 2: Em hãy chọn một thông điệp về sự khoan dung mà em yêu thích. Sau đó, thiết kế, trang trí thông điệp đó tại góc bàn học, làm hình nền của máy tính, điện thoại (nếu có) như một sự nhắc nhở em về lòng khoan dung.

Lời giải:

- Thông điệp về sự khoan dung mà em yêu thích: Người đầu tiên biết nói lời xin lỗi là người dũng cảm nhất. Người đầu tiên biết cách tha thứ là người mạnh mẽ nhất. Và người đầu tiên biết cách quên đi quá khứ đau buồn là người hạnh phúc nhất.

Vận dụng 2 (trang 15) GDCD 9 Chân trời sáng tạo Bài 2: Em hãy viết ra những điều thể hiện sự khoan dung hoặc chưa khoan dung đối với bản thân, người thân, bạn bè; xác định nguyên nhân vì sao chưa thể hiện sự khoan dung. Từ đó, đề xuất hướng giải quyết và chia sẻ kết quả thực hiện trước lớp

Lời giải:

* Thể hiện sự khoan dung:

- Khi bạn bè gặp khó khăn, luôn lắng nghe và hiểu cho họ, không phán xét bạn bè, đưa ra lời khuyên hữu ích.

- Tha thứ và không giữ lại sự oán hận khi bị tổn thương bởi người khác.

- Đối với bản thân, chấp nhận và học từ những lỗi lầm, không tự trách mình quá nặng nề.

* Chưa thể hiện sự khoan dung:

- Khi bị xúc phạm, thường phản ứng quá mạnh mẽ, không cho người khác cơ hội giải thích hoặc xin lỗi.

- Đôi khi còn tỏ ra cứng đầu và không chịu lắng nghe ý kiến hoặc góp ý từ người khác, vì cho rằng mình luôn đúng.

* Nguyên nhân:

- Thiếu kiên nhẫn và sự nhạy cảm khi bị xúc phạm, dẫn đến phản ứng quá mạnh mẽ và thiếu khoan dung.

- Tính cách cứng đầu và tự phụ, khó chấp nhận ý kiến khác biệt và không muốn thay đổi.

* Hướng giải quyết:

- Tăng cường lòng kiên nhẫn và sự tự chủ trong các tình huống căng thẳng, học cách kiểm soát cảm xúc và đưa ra phản ứng tích cực hơn.

- Mở rộng tầm nhìn và trí tuệ, lắng nghe ý kiến và góp ý từ người khác, học cách chấp nhận sự khác biệt và hòa nhập vào môi trường xã hội.

- Thực hành lòng biết ơn và tha thứ, đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu và cảm thông hơn, giúp tạo ra một môi trường sống tích cực và hòa thuận hơn.