Giải SGK GDCD 9 Chân trời sáng tạo Bài 3: Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng

Hoạt động mở đầu (trang 16) GDCD 9 Chân trời sáng tạo Bài 3: Em hãy kể lại tên những hoạt động, việc làm mà em và mọi người đã tham gia để giúp đỡ người khác

Trả lời:

Một số việc làm:

- Tham gia các buổi dọn dẹp vệ sinh môi trường, làm sạch các khuôn viên công cộng như công viên, đường phố

- Tham gia ủng hộ đồ dùng học tập, quần áo cho đồng bào vùng sâu vùng xa

- Mua tăm, bút ủng hộ người khuyết tật

Khám phá

1. Em hãy đọc thông tin sau và thực hiện yêu cầu

- Em hãy xác định mục đích, kết quả và ý nghĩa của các hoạt động được đề cập trong thông tin trên

- Em hãy chỉ ra những đối tượng có thể tham gia hoạt động cộng đồng

- Hãy trình bày cách hiểu của em về hoạt động cộng đồng và giải thích vì sao phải tham gia hoạt động cộng đồng

Trả lời:

- Trong các hoạt động được đề cập trong thông tin trên:

+ Mục đích: các chương trình, thiện nguyện nhằm hỗ trợ tới những ai cần sự giúp đỡ

+ Kết quả: có 5 triệu lượt chiến sĩ tham gia, thực hiện, sửa chữa, lắp đặt được nhiều công trình

+ Ý nghĩa: mang lại ý nghĩa nhân văn sâu sắc, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, tạo dựng mối quan hệ đoàn kết, nhân ái

- Những đối tượng có thể tham gia hoạt động cộng đồng là: cá nhân, tập thể, các tổ chức, đoàn thể,…

- Hoạt động cộng đồng là các hoạt động được tổ chức trong nhà trường, xã hội bởi các cá nhân, tập thể, tổ chức và mang lại lợi ích chung cho cộng đồng.

- Cần tham gia vào các hoạt động cộng đồng vì:

+ Những hoạt động này giúp tăng cường lòng tự hào và trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với xã hội

+ Những hoạt động này tạo ra môi trường tích cực, hòa thuận trong cộng đồng, thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ của xã hội

+ Tham gia vào các hoạt động cộng đồng là cách để góp phần vào việc xây dựng xã hội văn minh, phát triển bền vững

2. Em hãy quan sát hình ảnh, đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi

- Từ các hình ảnh trên, em hãy cho biết ở trường, lớp, địa phương của em đã tổ chức những hoạt động nào? Em đã tham gia những hoạt động nào?

- Những việc nào mà em cảm thấy hài lòng và chưa hài lòng về tinh thần, thái độ của mọi người khi tham gia những hoạt động cộng đồng?

- Em suy nghĩ như thế nào về hành vi, việc làm của các nhân vật trong trường hợp 1, 2 và đưa ra lời khuyên nào đối với những nhân vật chưa tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng?

Trả lời:

* Những hoạt động đã được trường, lớp, địa phương em tổ chức:

- Phong trào “Kế hoạch nhỏ” - góp quỹ để giúp đỡ đồng bào miền Trung

- Ngày hội hiến máu nhân đạo.

- Hoạt động dọn dẹp vệ sinh đường làng ngõ xóm; phân loại rác thải sinh hoạt,…

- Hỗ trợ học tập cho các em nhỏ thuộc làng trẻ em SOS

- Chương trình về nguồn, đền ơn đáp nghĩa, thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ, chăm sóc, tôn tạo và phát huy giá trị các khu di tích lịch sử, di tích cách mạng, di tích văn hoá;

- Các hoạt động tình nguyện thường xuyên, như: các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, tham gia giữ gìn cảnh quan, môi trường học đường, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh,...

* Những việc hài lòng, chưa hài lòng về tinh thần của mọi người

GDCD 9 Chân trời sáng tạo Bài 3: Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng

* Hành vi trường hợp 1, 2:

- Trong trường hợp 1, việc làm của bà H rất tích cực và đúng đắn khi tham gia các hoạt động tại địa phương. Tuy nhiên, hành động của con cháu bà và hàng xóm đã sai khi khuyên can, không muốn cho bà tham gia các hoạt động ấy

- Trong trường hợp 2, cả 3 bạn học sinh đều không đúng khi chưa tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng

- Lời khuyên đối với những nhân vật chưa tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng là: 

+ Khuyến khích các bạn tham gia các hoạt động cộng đồng

+ Chủ động chia sẻ kiến thức, kĩ năng có được từ các hoạt động cộng đồng với các bạn

+ Hỗ trợ các bạn trong quá trình cùng tham gia hoạt động

3. Em hãy lựa chọn một hoạt động cộng đồng phù hợp với bản thân để xây dựng kế hoạch tham gia hoạt động đó

Gợi ý:

- Cần lựa chọn hoạt động vừa sức, thường xuyên được tổ chức tại địa phương hoặc trường, lớp.

- Xác định rõ những việc làm phù hợp với khả năng của bản thân.

KẾ HOẠCH

Tên hoạt động: ủng hộ sách vở, đồ dùng học tập cho học sinh vùng cao

1. Mục đích của hoạt động: 

- Thể hiện tấm lòng yêu thương, chia sẻ với những hoàn cảnh kém may mắn hơn mình

- Rèn luyện về thói quen tiết kiệm, giữ gìn sách vở, biết chia sẻ với những bạn có hoàn cảnh khó khăn 

2. Nhiệm vụ có thể tham gia:

2.1. Nhiệm vụ 1: kêu gọi các bạn trong lớp, trong trường tham gia vào hoạt động

2.2. Nhiệm vụ 2: phân loại các loại sách vở, đồ dùng học tập sau khi đã nhận được sự quyên góp, ủng hộ

3. Thời gian, địa điểm thực hiện: Trong vòng 2 tuần tại trường học

4. Cách thức thực hiện: đề xuất kế hoạch với nhà trường để xin phép tổ chức, thực hiện; sau thời gian nhận ủng hộ sẽ tiến hành phân loại rồi gửi lên vùng cao

5. Người phối hợp thực hiện: bạn bè, nhà trường

Luyện tập

Luyện tập 1 (trang 20) GDCD 9 Chân trời sáng tạo Bài 3: Em hãy xác định tên và ý nghĩa của các hoạt động trong mỗi hình ảnh dưới đây:

GDCD 9 Chân trời sáng tạo Bài 3: Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng

Lời giải:

GDCD 9 Chân trời sáng tạo Bài 3: Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng

Luyện tập 2 (trang 20) GDCD 9 Chân trời sáng tạo Bài 3: Từ câu hát “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà cần hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay” trong ca khúc “Khát vọng tuổi trẻ” của nhạc sĩ Vũ Hoàng, em hãy viết bài thuyết trình về tinh thần cống hiến của tuổi trẻ và phê phán những biểu hiện thờ ơ, thiếu trách nhiệm trong các hoạt động cộng đồng.

Lời giải:

     Tinh thần cống hiến là tinh thần trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi con người làm cho lí tưởng, mục tiêu chung ngày càng tốt đẹp, làm cho tập thể ngày càng đi lên. Sự cống hiến của tuổi trẻ ngày nay là việc mỗi người trẻ có tinh thần tự giác, ý thức học tập thật tốt, tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng để trau dồi bản thân, trở thành một công dân gương mẫu, xây dựng nước nhà ngày càng giàu đẹp. Cống hiến là nền tảng của đoàn kết, khi tất cả con người đoàn kết lại với nhau thì đất nước ngày càng vững mạnh hơn. Sự cống hiến sẽ giúp con người đẩy xa sự ích kỉ, nhỏ nhen của mình để từ đó hướng tới những điều tốt đẹp hơn. Người sống cống hiến sẽ là người có tình yêu thương, tính tự giác cao. Là một học sinh trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc. Không chỉ vậy còn phải tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng để trao đi tình yêu thương và giúp đỡ mọi người. Bên cạnh đó vẫn còn có nhiều bạn chưa có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước, thờ ơ, thiếu trách nhiệm trong các hoạt động cộng đồng, điều này thật đáng phê phán.

Luyện tập 3 (trang 20) GDCD 9 Chân trời sáng tạo Bài 3: Dựa vào kế hoạch tham gia hoạt động cộng đồng của bản thân, em hãy xác định các đối tượng có thể tham gia và vận động họ cùng thực hiện.

Lời giải:

- Tên hoạt động: “Đồ cũ - yêu thương mới”

- Đối tượng tham gia:

+ Giáo viên, học sinh thuộc trường THCS ………

+ Người dân sinh sống trên địa bàn huyện ……………

- Phương pháp vận động: Tuyên truyền, phổ biến về mục địch, nội dung của chương trình thiện nguyện “Đồ cũ - yêu thương mới” tới mọi người, thông qua nhiều kênh khác nhau, như: bài viết tuyên truyền; tranh cổ động; sử dụng các trang mạng xã hội (facebook; tik tok;…)

Vận dụng

Em hãy thực hiện kế hoạch tham gia hoạt động cộng đồng của bản thân đã được xây dựng trong hoạt động khám phá và báo cáo kết quả thực hiện (thông qua đoạn phim ngắn hoặc hình ảnh, bài thu hoạch…)

Lời giải:

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

Tên hoạt động: Dọn dẹp đường làng ngõ xóm

1. Mục đích của hoạt động

- Nâng cao ý thức vệ sinh trong cộng đồng.

- Tạo môi trường sống sạch đẹp và an toàn cho cộng đồng.

2. Nhiệm vụ đã tham gia

* Thu gom rác thải không đúng nơi quy định

- Các nhóm tình nguyện viên đã thu gom được tổng cộng 300kg rác thải, bao gồm cả rác thải sinh hoạt và các loại rác khó phân hủy như nhựa và kim loại.

* Vệ sinh, lau chùi các khu vực công cộng

- Các khu vực như sân chơi, đường làng, và các bãi đậu xe đã được quét dọn sạch sẽ.

* Sơn lại biển báo giao thông nếu cần thiết

- Các biển báo giao thông bị mờ hoặc cũ kỹ đã được sơn lại, giúp tăng cường an toàn giao thông trong khu vực.

* Chăm sóc cây xanh ven đường

- Khoảng 50 cây xanh ven đường đã được tưới nước, cắt tỉa và bón phân, tạo không gian xanh mát và dễ chịu cho khu vực.

3. Thời gian, địa điểm thực hiện

- Thời gian: Chủ nhật cuối cùng mỗi tháng (từ 6h sáng đến 12h trưa).

- Địa điểm: Đường làng, ngõ xóm trong phạm vi địa phương.

4. Cách thức thực hiện

- Một buổi họp giao ban được tổ chức vào chiều thứ bảy để phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm.

- Từ 6h sáng, các nhóm tập trung và bắt đầu công việc dọn dẹp, vệ sinh các khu vực được phân công.

- Các tình nguyện viên được trang bị găng tay, khẩu trang và các dụng cụ vệ sinh để đảm bảo an toàn trong quá trình làm việc.

- Rác thải được phân loại thành các nhóm khác nhau và những vật liệu có thể tái chế được đưa đến các cơ sở tái chế địa phương.

5. Người phối hợp thực hiện

- Ban quản lý khu phố/ngõ xóm: Hỗ trợ tổ chức, cung cấp các dụng cụ cần thiết và giám sát quá trình thực hiện.

- Các tổ chức địa phương: Đoàn thanh niên, hội phụ nữ và các tổ chức địa phương khác cùng tham gia và hỗ trợ.

- Các nhóm thanh thiếu niên, hội sinh viên và người dân địa phương tích cực tham gia, góp phần tạo nên sự thành công của hoạt động.

6. Kết quả đạt được

- Các khu vực công cộng sạch sẽ, gọn gàng, tạo nên một không gian sống trong lành và an toàn hơn cho cộng đồng.

- Người dân trong khu vực có ý thức hơn về việc giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường xung quanh.

- Hoạt động đã giúp tăng cường sự gắn kết, đoàn kết giữa các thành viên trong cộng đồng.

7. Kiến nghị và đề xuất

- Tiếp tục duy trì hoạt động dọn dẹp định kỳ vào chủ nhật cuối cùng mỗi tháng.

- Cung cấp thêm các dụng cụ vệ sinh, bảo hộ để công việc được thực hiện hiệu quả và an toàn hơn.

- Tổ chức các chương trình giáo dục về bảo vệ môi trường để nâng cao ý thức của người dân, đặc biệt là trẻ em và thanh thiếu niên.

8. Kết luận

- Hoạt động dọn dẹp đường làng ngõ xóm đã thành công tốt đẹp, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cộng đồng. Nhờ sự phối hợp chặt chẽ và tinh thần tự nguyện của tất cả mọi người, chúng ta đã góp phần tạo nên một môi trường sống sạch đẹp, an toàn và thân thiện hơn.