Giải SGK GDCD 9 Chân trời sáng tạo Bài 5: Bảo vệ hoà bình

Hoạt động Mở đầu (trang 27) GDCD 9 Chân trời sáng tạo Bài 5: Em hãy kể tên những nhân vật có công lớn trong việc đấu tranh bảo vệ hoà bình ở Việt Nam hoặc trên thế giới

Trả lời:

- Những nhân vật có công lớn trong việc đấu tranh bảo vệ hoà bình ở Việt Nam là: Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Phan Đình Giót,...

Khám phá

1. Em hãy đọc nội dung sau và trả lời câu hỏi

- Từ nội dung trên, theo em, cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ đã gây ra hậu quả gì cho Việt Nam?

- Em nhận xét như thế nào về sự khác biệt của Việt Nam trước và sau chiến tranh? Từ đó, giải thích vì sao cần phải bảo vệ hoà bình

- Em hiểu thế nào là hoà bình, biểu hiện của hoà bình?

Trả lời:

* Cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ đã để lại những hậu quả nặng nề cho dân tộc Việt Nam, như:

- Ở miền Bắc: hầu hết các thành phố, thị xã đều bị đánh phá; 5 triệu m2 nhà ở bị phá huỷ; hàng trăm hecta ruộng đất bị hoang hoa; 3 000 trường học, 350 bệnh viện bị bắn phá ;...

- Ở miền Nam: nửa triệu hecta ruộng bị bỏ hoang; 1 triệu hecta rừng bị chất độc hoa học, bom đạn cày xới; môi trường sinh thái ở những vùng bị nhiễm chất độc hóa học còn gây hệ luy cho các thế hệ sau, kể cả những người không tham gia chiến tranh.

* Sự khác biệt của Việt Nam trước và sau chiến tranh:

GDCD 9 Chân trời sáng tạo Bài 5: Bảo vệ hoà bình

* Khái niệm về hòa bình và biểu hiện:

- Hoà bình là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang, con người được sống vui vẻ, hòa thuận, hạnh phúc, là khát vọng của toàn nhân loại

- Biểu hiện của hoà bình là:

+ Cuộc sống bình yên, con người được học tập, lao động, phát triển, chung sống hòa thuận cùng nhau

+ Các quốc gia tôn trọng, hợp tác cùng phát triển.

2. Em hãy đọc các thông tin và quan sát hình ảnh sau để trả lời câu hỏi

- Các thông tin và hình ảnh trên đề cập đến những biện pháp nào để thúc đẩy và bảo vệ hoà bình?

- Theo em, thế nào là bảo vệ hoà bình?

Trả lời:

* Những biện pháp thúc đẩy bảo vệ hòa bình

- Từ bỏ việc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế và giải quyết các cuộc xung đột quốc tế bằng biện pháp hòa bình

- Coi trọng vấn đề tự bảo vệ và khẳng định xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”

- Kí kết các hiệp định chấm dứt chiến tranh, khôi phục hòa bình

- Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc

* Bảo vệ hoà bình là đấu tranh để bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; thực hiện các biện pháp để chủ động ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột, tranh chấp; không phân biệt, kì thị quốc gia, dân tộc ;...

3. Em hãy đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi

- Theo em, câu nói của Nelson Mandela trong thông tin trên có ý nghĩa như thế nào đối với việc đấu tranh chống phân biệt chủng tộc và chiến tranh phi nghĩa?

- Em hãy lấy ví dụ về một số cuộc xung đột sắc tộc và chiến tranh phi nghĩa trên thế giới và bày tỏ quan điểm của em về những sự kiện đó

Trả lời:

- Câu nói của Nelson Mandela trong thông tin trên có ý nghĩa sâu sắc và to lớn , thúc đẩy việc đấu tranh chống phân biệt chủng tộc và chiến tranh phi nghĩa.

- Ví dụ về một số cuộc xung đột sắc tộc và chiến tranh phi nghĩa trên thế giới:

+ Xung đột Israel – Palestine: Cuộc xung đột kéo dài hàng thập kỷ giữa người Israel và người Palestine về quyền sở hữu đất đai và quyền tự trị của người Palestine. Những cuộc đụng độ bạo lực, không kích, và biểu tình vẫn thường xuyên xảy ra.

+ Xung đột tại Yemen (2014 – nay): Cuộc xung đột ở Yemen bắt đầu vào năm 2014 giữa lực lượng Houthi, được Iran hậu thuẫn, và chính phủ Yemen, được Ả Rập Saudi và các đồng minh hỗ trợ. Cuộc chiến đã gây ra một trong những cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ nhất thế giới, với hàng triệu người đối mặt với nạn đói và bệnh tật.

+ Xung đột tại Myanmar (2021 – nay): Sau cuộc đảo chính quân sự vào tháng 2 năm 2021, Myanmar đã rơi vào tình trạng bạo loạn và đàn áp đẫm máu, với các cuộc biểu tình lớn của người dân chống lại chế độ quân sự và sự đáp trả bạo lực của lực lượng an ninh

+ Xung đột Nga – Ukraine (2022 – nay): Cuộc xung đột bắt đầu vào tháng 2 năm 2022 khi Nga tiến hành một cuộc xâm lược quy mô lớn vào Ukraine. Cuộc chiến này đã gây ra hàng nghìn cái chết và hàng triệu người phải di tản, gây ra khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng.

Luyện tập

Luyện tập 1 (trang 31) GDCD 9 Chân trời sáng tạo Bài 5: Em hãy đọc câu nói sau của Chủ tịch Hồ Chí Minh và xây dựng bài thuyết trình về ý nghĩa của việc bảo vệ hoà bình.

GDCD 9 Chân trời sáng tạo Bài 5: Bảo vệ hoà bình

Lời giải:

- Trong bối cảnh hiện nay, khi thế giới đối mặt với những thách thức không lường trước từ xung đột, chiến tranh, và sự chia rẽ, chúng ta không thể không nhớ đến những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Không có gì quý hơn độc lập, tự do". Câu nói này không chỉ là một tuyên ngôn cá nhân mà còn là phản ánh của một triết lý lớn lao, khẳng định ý nghĩa của việc bảo vệ hòa bình.

Tự do và độc lập không chỉ là những quyền lợi cá nhân mà còn là nền tảng của sự hiểu biết, tôn trọng, và hòa bình trong cộng đồng quốc tế. Khi mỗi quốc gia có được sự tự do và độc lập, họ có cơ hội phát triển, tự chủ và hòa nhập vào cộng đồng quốc tế một cách tích cực. Đồng thời, sự tự do và độc lập cũng tạo ra một môi trường lý tưởng cho sự hòa bình, bằng cách giúp giảm bớt căng thẳng, mâu thuẫn và xung đột giữa các quốc gia. Bảo vệ hòa bình không chỉ đơn thuần là ngăn chặn xung đột và chiến tranh, mà còn là việc xây dựng cơ sở cho sự phát triển bền vững và tiến bộ của nhân loại. Hòa bình không thể được đạt được nếu không có sự tự do và độc lập, và ngược lại, sự tự do và độc lập cũng không thể tồn tại trong một môi trường đầy bạo lực và mâu thuẫn.

Vậy nên, chúng ta cần đứng vững và hành động để bảo vệ và thúc đẩy tự do và độc lập, vì chúng không chỉ là quyền lợi của mỗi người mà còn là nền tảng của hòa bình và tiến bộ của toàn nhân loại. Trong tinh thần của những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hãy hành động cùng nhau, bảo vệ hòa bình, và xây dựng một thế giới tự do, độc lập và công bằng cho tất cả mọi người.

Luyện tập 2 (trang 32) GDCD 9 Chân trời sáng tạo Bài 5: Em hãy quan sát các hình ảnh sau và thực hiện yêu cầu:

GDCD 9 Chân trời sáng tạo Bài 5: Bảo vệ hoà bình

Em hãy xác định những việc làm tham gia bảo vệ hoà bình một cách phù hợp.

Lời giải:

Một số việc học sinh có thể làm để góp phần bảo vệ hoà bình:

- Tham gia các cuộc thi viết thư UPU Quốc tế để tuyên truyền về hoà bình và khát vọng hoà bình.

- Nghiên cứu về lịch sử các cuộc chiến tranh và hậu quả năng nề của chúng để nỗ lực rèn luyện bản thân, sẵn sàng tham gia bảo vệ hoà bình khi đủ điều kiện.

- Vận động gia đình, người thân, bạn bè sẵn sàng tham gia bảo vệ hoà bình.

- Lên án, phê phán các cuộc chiến tranh phi nghĩa và xung đột sắc tộc thông qua bài viết, bài thơ và tác phẩm hội hoạ,...

Luyện tập 3 (trang 32) GDCD 9 Chân trời sáng tạo Bài 5: Em hãy tìm hiểu về hậu quả của chiến tranh phi nghĩa và xung đột sắc tộc để viết một đoạn văn ngắn thể hiện sự phê phán đối với tình trạng đó

Lời giải:

- Chiến tranh đem đến những hậu quả nặng nề, nghiêm trọng về con người cũng như về của cải, vật chất. Hàng triệu người đã ngã xuống vì chiến tranh, và để lại những người sống sót với di chứng như thương tật, bệnh nặng từ chất độc. Về của cải, vật chất, chiến tranh đã làm ô nhiễm môi trường và tàn phá thiên nhiên, phá hủy các công trình văn minh, suy thoái kinh tế và mất bản sắc văn hóa dân tộc. Vì vậy, mỗi người chúng ta cần ngăn chặn và lên án những hành động kích động chiến tranh, và phải có khát vọng sống vì hòa bình. Học sinh cần có ý thức học tập và nâng cao bản thân, trở thành công dân có ích. Mỗi người, mỗi hành động nhỏ, một đóng góp nhỏ sẽ tạo nên sức mạnh to lớn cho dân tộc, hãy yêu quý nền hòa bình và bảo vệ nền hòa bình quý giá của toàn nhân loại.

Vận dụng

Em hãy thiết kế một sản phẩm để khuyến khích, thúc đẩy các bạn học sinh tham gia bảo vệ hoà bình.

Lời giải:

GDCD 9 Chân trời sáng tạo Bài 5: Bảo vệ hoà bìnhGDCD 9 Chân trời sáng tạo Bài 5: Bảo vệ hoà bình