Giải SGK Giáo dục công dân 9 Kết nối tri thức Bài 10: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế

Mở đầu (trang 49) Giáo dục công dân 9 Kết nối tri thức Bài 10: Em hãy nêu một số quyền, nghĩa vụ của công dân trong kinh doanh mà em biết.

Trả lời:

- Quyền:

+ Tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm;

+ Lựa chọn hình thức, quy mô kinh doanh;

+ Quyền tự chủ kinh doanh (vốn, thị trường, khách hàng, lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, ... ).

- Nghĩa vụ:

+ Tuân thủ quy định của pháp luật về kinh doanh;

+ Đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động trong doanh nghiệp và người tiêu dùng;

+ Tuân thủ các quy định khác của pháp luật về bảo vệ môi trường, an sinh xã hội.

1. Quyền tự do kinh doanh

Câu hỏi (trang 49) Giáo dục công dân 9 Kết nối tri thức Bài 10: Em hãy đọc các nội dung, trường hợp sau và trả lời câu hỏi:

Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.

Điều 33 Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”. Điều này có nghĩa là:

Mọi người có quyền tự do lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp với nhu cầu, điều kiện, khả năng của bản thân; tự do lựa chọn loại hình tổ chức kinh tế để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.

Mọi người có quyền lựa chọn mô hình kinh doanh, chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh

Khi thực hiện quyền tự do kinh doanh, người dân có nghĩa vụ tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật về kinh doanh; tôn trọng và đảm bảo quyền lợi, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng và người lao động trong các cơ sở kinh doanh; chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo đảm an sinh xã hội…

Trường hợp 1. Anh T (29 tuổi) có ý định buôn bán các loại thực phẩm chức năng và thuốc tân dược giả để kiếm lời. Thông qua mạng xã hội, anh T đặt ông A sản xuất 2.500 hộp nhựa không nhẫn mác, mỗi hộp chứa 60 viên nang thảo dược và đặt anh H sản xuất một lượng lớn vỏ hộp giấy, nhãn mác, tờ hướng dẫn sử dụng thuốc,... sao chép từ sản phẩm của các nhân hiệu nổi tiếng trên thế giới.

Sau đó, anh T cùng vợ dán các loại tem, nhãn lên hộp nhựa chứa các viên nang rồi đóng hộp, dán tem chống hàng giả lên nắp hộp và dùng nhiều kênh bán hàng để bán ra thị trường.

Trường hợp 2. Nhận thấy lợi nhuận từ việc mua bán pháo nổ nên anh B (25 tuổi) và anh C (31 tuổi) đã bàn nhau mua nguyên liệu, phương tiện về sản xuất pháo hoa nổ tại nhà rồi bán kiếm lời. Hai người đặt mua nguyên liệu, phương tiện trên mạng, sau đó liên tục thử nghiệm đến khi thành công thì sản xuất hàng loạt rồi tìm cách bán ra ngoài thị trường. Chỉ trong vòng 3 tháng, anh B và anh C đã sản xuất được hơn 1 tấn pháo nổ thành phẩm mang bán và thu về một khoản tiền lớn.

a. Em hãy nêu các quy định của pháp luật về quyền tự do kinh doanh của công dân. Công dân có trách nhiệm gì khi thực hiện quyền tự do kinh doanh?

b. Theo em, trong các trường hợp 1 và 2, chủ thể nào đã vi phạm quy định của pháp luật về quyền tự do kinh doanh? Các hành vi vi phạm đó có thể dẫn đến những hậu quả gì? Vì sao?

Trả lời:

a. Theo Điều 33 Hiến pháp năm 2013

- Mọi người có quyền tự do lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp với nhu cầu, điều kiện, khả năng của bản thân;

- Mọi người có quyền lựa chọn mô hình kinh doanh, chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh

* Khi thực hiện quyền tự do kinh doanh, người dân có nghĩa vụ, trách nhiệm:

- Tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật về kinh doanh

- Tôn trọng và đảm bảo quyền lợi, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng và người lao động trong các cơ sở kinh doanh

- Chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo đảm an sinh xã hội…

b. 

Trường hợp 1: Những chủ thể vi phạm bao gồm: anh T, ông A, vợ anh T, anh H

Hậu quả: ảnh hưởng đến sức khoẻ của người tiêu dùng, nhà nước không thể kiểm soát chủ thể kinh doanh vì thuốc giả không rõ nguồn gốc và không ai có thể kiểm định chất lượng của sản phẩm. Khi gắn mác của một bên thuốc khác lên sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng do hãng đó gây dựng nếu như người tiêu dùng không biết đó chỉ là sản phẩm nhái

Trường hợp 2: Những chủ thể vi phạm bao gồm: Anh B, anh C

Hậu quả: hành vi trái với quy định pháp luật, chưa được cấp phép kinh doanh, gây ảnh hưởng đến tính mạng, sức khoẻ của người sử dụng

2. Nghĩa vụ nộp thuế

Câu hỏi (trang 50) Giáo dục công dân 9 Kết nối tri thức Bài 10: Em hãy đọc các nội dung, trường hợp sau và trả lời câu hỏi:

Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế

Điều 47 Hiến pháp năm 2013 ghi nhận: “Mọi người có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định”. Người dân có nghĩa vụ đăng kí thuế, khai thuế, nộp thuế đầy đủ, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật.

Khi nộp thuế, người dân được cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi về thuế; được giữ bí mật thông tin, trử những thông tin phải cung cấp cho cơ quan thuế, được hưởng các ưu đãi về thuế, hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế. được hỗ trợ, hường dân thực hiện việc nộp thuế....

Trường hợp 1. Ông Q là Giám đốc một công ty trách nhiệm hữu hạn ở tỉnh H. Thời gian vừa qua, ông Q đã thu mua một khối lượng lớn đất cát không rõ nguồn gốc xuất xứ để bán cho các công trình, dự án trên địa bàn. Sau đó, ông Q chỉ đạo kế toán của công ty là chị T mua 8 hoá đơn giá trị gia tăng của các công ty khác với tổng giá trị tiền hàng ghi trên các hoá đơn hơn 2,3 tỉ đồng, để sử dụng hợp thức hoá số lượng đất cát không rõ nguồn góc, nhằm chiếm đoạt gần 600 triệu đồng tiền thuế của Nhà nước.

Trường hợp 2. Mấy năm nay, chị G kinh doanh trên mạng xã hội và các nền tảng bán hàng trực tuyến với doanh thu hơn 147 tỉ đồng. Tuy nhiên, chị G không thực hiện đăng kí kê khai và nộp thuế theo quy định của pháp luật

a. Em hãy nêu quy định của pháp luật về nghĩa vụ nộp thuế. Công dân có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế

b. Trong các trường hợp 1 và 2, các chủ thể đã vi phạm quy định của  pháp luật về nghĩa vụ nộp thuế như thế nào? Các hành vi vi phạm đó có thể dẫn đến những hậu quả gì?

Trả lời:

a.

- Mọi người có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật.

- Người nộp thuế phải thực hiện đăng kí thuế, sử dụng mã số thuế theo quy định; phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế,...

b.

- Trường hợp 1: Ông Q có biểu hiện trốn thuế nhằm mục đích tư lợi cá nhân, gian dối trong việc kê khai => Có thể bị phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 07 năm, cấm đảm nhận chức vụ, hành nghề 01 năm đến 05 năm, tịch thu một phần tài sản.

- Trường hợp 2: Chị N không đăng ký, kê khai, nộp thuế theo quy định của pháp luật => Có thể bị phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 07 năm, cấm đảm nhận chức vụ, hành nghề 01 năm đến 05 năm, tịch thu một phần tài sản.

Luyện tập

Luyện tập 1 (trang 52) Giáo dục công dân 9 Kết nối tri thức Bài 10: Em đồng tình hay không đồng tình với các ý kiến sau đây? Vì sao?

a. Học sinh (dưới 18 tuổi) không có quyền tự do kinh doanh.

b. Hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quyền tự do kinh doanh có thể gây nên nhiều tệ nạn xã hội.

c. Chỉ những người có nộp thuế mới phải thực hiện trách nhiệm của công dân về nghĩa vụ nộp thuế.

d. Mọi người có quyền tự do kinh doanh tất cả các ngành, nghề theo sở thích của bản thân.

e. Mọi người phải khai thuế chính xác, trung thực, nếu không sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Lời giải:

a. Đồng tình. Theo quy định pháp luật Việt Nam, người chưa đủ 18 tuổi chưa đủ năng lực hành vi dân sự đầy đủ để tham gia vào các hoạt động kinh doanh. Điều này nhằm bảo vệ quyền lợi và sự phát triển lành mạnh của trẻ em. Tuy nhiên, học sinh có thể tham gia vào các hoạt động kinh doanh dưới sự giám sát và hỗ trợ của người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật.

b. Đồng tình. Hành vi vi phạm quy định pháp luật về kinh doanh, chẳng hạn như kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, kinh doanh ngành nghề bị cấm (ma túy, mại dâm, pháo nổ, v.v.), có thể dẫn đến nhiều hậu quả tiêu cực cho xã hội. Những hành vi này không chỉ làm giảm niềm tin của người tiêu dùng mà còn gây mất trật tự an ninh, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và gây ra các tệ nạn xã hội.

c. Không đồng tình. Mọi công dân có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật, bất kể họ có đang nộp thuế hay chưa. Khi có phát sinh thu nhập hoặc khi bắt đầu hoạt động kinh doanh, công dân phải thực hiện nghĩa vụ đăng ký thuế, khai thuế và nộp thuế đầy đủ và đúng hạn

d. Không đồng tình. Mặc dù mọi người có quyền tự do kinh doanh, nhưng quyền này bị giới hạn bởi pháp luật. Không phải tất cả các ngành nghề đều được phép kinh doanh; có những ngành nghề bị cấm hoặc hạn chế vì lý do an ninh, sức khỏe, và trật tự xã hội (như kinh doanh ma túy, mại dâm, vũ khí, pháo nổ, v.v.). Ngoài ra, có các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, yêu cầu phải đáp ứng các điều kiện cụ thể theo quy định pháp luật

e. Đồng tình. Việc khai thuế chính xác và trung thực là trách nhiệm của mỗi người nộp thuế. Nếu không thực hiện đúng quy định này, người nộp thuế có thể phải chịu các biện pháp xử phạt hành chính hoặc hình sự theo quy định của pháp luật. Điều này nhằm đảm bảo sự công bằng, minh bạch trong việc thu và nộp thuế, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước

Luyện tập 2 (trang 52) Giáo dục công dân 9 Kết nối tri thức Bài 10: Theo em, các chủ thể sau đây vi phạm quy định của pháp luật về quyền tự do kinh doanh hay nghĩa vụ nộp thuế? Các hành vi vi phạm đó có thể dẫn đến những hậu quả gì?

a) Ông M thành lập công ty tài chính nhưng lại tuyển dụng nhiều nhân viên để thực hiện các hoạt động đòi nợ thuê.

b) Giám đốc doanh nghiệp A chỉ đạo nhân viên mua hoá đơn nâng khống chi phí đầu vào để giảm tiền thuế thu nhập phải đóng.

c) Bà H mua hoá chất cấm về sản xuất, chế biến thực phẩm.

d) Anh T nhờ người thân đứng tên để chia nhỏ doanh thu bán hàng nhằm nộp thuế ít hơn.

e) Giám đốc C tìm cách trì hoãn việc nộp thuế của doanh nghiệp mình.

g) Chị G sản xuất, buôn bán nhiều loại thuốc chữa bệnh dù chưa được cơ quan chức năng kiểm nghiệm, cấp phép.

Lời giải:

- Trường hợp a)

+ Ông M vi phạm quy định pháp luật về tự do kinh doanh. Vì: theo quy định tại Luật đầu tư 2020: “kinh doanh dịch vụ đòi nợ” là ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

+ Hậu quả: doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê khi bị phát hiện sẽ bị phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng. Ngoài ra, còn phải chịu biện pháp khắc phục hậu quả là nộp lại số tiền bất hợp pháp có được từ hoạt động đòi nợ thuê.

- Trường hợp b)

+ Giám đốc doanh nghiệp A đã có hành vi vi phạm pháp luật về nộp thuế, vì: ông ta đã chỉ đạo nhân viên mua hoá đơn nâng khống chi phí đầu vào để giảm tiền thuế thu nhập phải đóng.

+ Hậu quả: bị truy thu số tiền trốn thuế và phải chịu các hình thức xử phạt khác theo quy định của pháp luật (tùy vào mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm).

- Trường hợp c)

+ Bà H vi phạm quy định pháp luật về tự do kinh doanh. Vì: pháp luật Việt Nam nghiêm cấm kinh doanh các loại hóa chất cấm.

+ Hậu quả: gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng; bà H bị xử phạt theo quy định của pháp luật (tùy vào mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm).

- Trường hợp d)

+ Anh T có hành vi vi phạm pháp luật về nộp thuế

+ Hậu quả: bị truy thu số tiền trốn thuế và phải chịu các hình thức xử phạt khác theo quy định của pháp luật (tùy vào mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm).

- Trường hợp e)

+ Giám đốc C có hành vi vi phạm pháp luật về nộp thuế

+ Hậu quả: bị truy thu số tiền trốn thuế và phải chịu các hình thức xử phạt khác theo quy định của pháp luật (tùy vào mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm).

- Trường hợp g)

+ Chị G đã có hành vi vi phạm pháp luật về quyền tự do kinh doanh, khi anh đã thực hiện việc buôn bán thuốc tân dược giả.

+ Hậu quả: gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng; chị G bị xử phạt theo quy định của pháp luật (tùy vào mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm).

Luyện tập 3 (trang 53) Giáo dục công dân 9 Kết nối tri thức Bài 10: Em hãy tư vấn để các chủ thể dưới đây thực hiện đúng quy định của pháp luật về quyền tự do kinh doanh/nghĩa vụ nộp thuế

a. Chị B dự định kinh doanh đồ gia dụng…chọn thế nào

b. Chị gái Y mang về nhà…chị hay không

c. Bà Q sở hữu một căn nhà…luật hay không

Lời giải:

a. Chị B nên lựa chọn kết hợp giữa bán hàng trực tuyến và bán hàng trực tiếp tại cửa hàng để tăng nguồn thu nhập, tiếp cận đến nhiều đối tượng hơn. Tuy nhiên dù ở hình thức nào thì việc kinh doanh đều phải đóng thuế đầy đủ, tuân thủ theo quy định của pháp luật

b. Y không nên làm theo lời chị vì chị của Y bán hàng không rõ nguồn gốc, gây nguy hại đến sức khoẻ của người tiêu dùng, kinh doanh trái với pháp luật

c. Bà Q làm như vậy là vi phạm pháp luật. Bà Q cần phải trung thực trong khai báo

Vận dụng

Em hãy sưu tầm một hành vi đúng/chưa đúng trong việc thực hiện quyền tự do kinh doanh/nghĩa vụ nộp thuế và nhận xét hành vi đó

Tham khảo:

Giáo dục công dân 9 Kết nối tri thức Bài 10: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế