Giải SGK Giáo dục công dân 9 Kết nối tri thức Bài 2: Khoan dung

Mở đầu (trang 10) Giáo dục công dân 9 Kết nối tri thức Bài 2: Em hiểu như thế nào về lời chia sẻ sau đây của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn?

“Giận hờn, trách móc mà làm gì bởi vì cuộc đời sẽ xoá hết những vết bầm trong tâm hồn chúng ta nếu lòng ta biết độ lượng. Ta biết tha thứ những điều nhỏ thì cuộc đời sẽ tha thứ cho ta những điều lớn hơn”

Trả lời:

- Có thể nói rằng, với Trịnh Công Sơn, ông đề cao lòng vị tha, thay vì “giận hờn, trách móc” thì chúng ta nên mở rộng lòng mình, biết thứ tha cho những gì đã xảy ra với một tấm lòng thanh thản, bao dung. Cũng vì lẽ đó, sự bao dung và lòng thanh thản chính là thứ “bất biến” giúp cho con người đối mặt và vượt qua “vạn biến” của cuộc đời.

1. Khái niệm, biểu hiện và giá trị của khoan dung

Câu hỏi (trang 10) Giáo dục công dân 9 Kết nối tri thức Bài 2: Em hãy đọc các thông tin sau và trả lời câu hỏi

Thông tin 1. Trải qua 10 năm (1418 - 1427), cuộc kháng chiến chống quân Minh do Bình Định vương Lê Lợi lãnh đạo đã giành thắng lợi, kết thúc bằng Hội thề Đông Quan. Tướng giặc Vương Thông cùng 10 vạn quân sĩ nhà Minh thể trước núi sông Việt Nam phải thực lòng chấm dứt chiến tranh, rút quân về nước. Căm thù quân Minh đã gây nhiều tội ác cho nhân dân, các tướng lĩnh liền cùng nhau tới khuyên vua nên giết bọn chúng. Vua trả lời rằng: "Trả thù báo oán là chuyện thường tình của mọi người, nhưng không thích giết người là bản tâm của bậc nhân đức. Vả lại, người người ta đã hàng mà mình lại giết thì là điềm xấu không gì lớn bằng. Nếu cốt để hả nỗi căm giận trong chốc lát mà mang tiếng với muôn đời là giết kẻ đã hàng, thì chỉ bằng tha mạng sống cho ức vạn người, để dập tắt mối chiến tranh cho đời sau, sử xanh ghi chép tiếng thơm muôn đời, há chẳng lớn lao sao?". Vua bèn hạ lệnh: "Cánh đường thuỷ, cấp 500 chiếc thuyền, cho Phương Chính, Mã Kỳ lãnh nhận. Cánh đường bộ, cấp lương thảo, cho Sơn Thọ, Hoàng Phúc lãnh nhận. Còn hơn 2 vạn người bị bắt hoặc đầu hàng và 2 vạn con ngựa thì do Mã Anh lãnh nhận... Tất cả đều tới dinh Bồ Đề lạy tạ mà về". Bọn Phương Chính vừa xúc động vừa hồ thẹn đến rơi nước mắt.

(Theo Đại Việt sử ký toàn thư, tập 2 (2003), NXB Văn hoá - Thông tin, trang 438, 439)

Thông tin 2. Trong thư gửi đồng bào Nam Bộ ngày 31-5-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh khuyên: "Năm ngón tay cũng có ngón vẫn ngón dài. Nhưng vắn dài đều họp nhau lại nơi bàn tay. Trong mấy triệu người cũng có người thế này thế khác, nhưng thể này hay thế khác đều dòng dõi của tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ. Ta phải nhận rằng đã là con Lạc cháu Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc. Đối với những đồng bào lạc lối lầm đường, ta phải lấy tinh thần thân ái mà cảm hoá họ". Trong thư gửi tù binh Pháp nhân dịp Noel ngày 24-12-1946, Người viết: "Tôi mong một ngày gần đây, hai dân tộc Pháp - Việt có thể cùng cộng tác trong vòng hoà bình và thân ái để mưu cầu hạnh phúc chung cho hai dân tộc. Trong khi chờ đợi, các bạn hãy yên lòng và sống dưới sự che chở của chúng tôi, cho đến khi hết chiến tranh, khi đó các bạn sẽ được tự do. Tôi chúc các bạn một ngày Noel vui và một năm tốt đẹp".

(Theo Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 4, NXB Chính trị quốc gia, trang 280, 281, 543)

a. Em hãy nêu những việc làm của Bình Định vương Lê Lợi đối với quân Minh. Những việc làm đó thể hiện truyền thống nào của dân tộc Việt Nam? Nêu ý nghĩa của những việc làm đó

b. Em hãy tìm những chi tiết thể hiện lòng khoan dung của Bác Hồ trong thông tin 2 và nêu ý nghĩa của lòng khoan dung đó

c. Theo em, thế nào là lòng khoan dung? Hãy nêu những biểu hiện và ý nghĩa của lòng khoan dung trong cuộc sống

Trả lời:

a. 

Giáo dục công dân 9 Kết nối tri thức Bài 2: Khoan dung

b. Những chi tiết thể hiện lòng khoan dung của Bác Hồ: “trong mấy triệu người cũng có người thế nào thế khác…đại đội”, “lấy tinh thần thân ái mà cảm hoá họ”, “tôi mong một ngày gần đây….hai dân tộc”, “yên lòng và sống dưới sự che chở của chúng tôi”. Qua những dòng bộc bạch như vậy, có thể thấy được rằng lòng khoan dung của Bác Hồ đã làm dịu đi mối quan hệ giữa hai dân tộc, làm cho mối quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp hơn

c. Lòng khoan dung là sự rộng lòng tha thứ cho chính mình và người khác khi họ đã biết hối hận và sửa chữa lỗi lầm, tôn trọng sự khác biệt của người khác, không cố chấp, hẹp hòi.

2. Thực hiện những việc làm thể hiện sự khoan dung trong cuộc sống

Câu hỏi (trang 11) Giáo dục công dân 9 Kết nối tri thức Bài 2: Em hãy quan sát các hình ảnh, kết hợp đọc những trường hợp sau để trả lời câu hỏi:

Giáo dục công dân 9 Kết nối tri thức Bài 2: Khoan dung

Do gây tai nạn nghiêm trọng trong một lần ngủ gật khi đang lái xe khách, anh H phải chấp hành hình phạt tù. Sau khi chấp hành hình phạt, trở về nhà, anh thường lủi thủi một mình, không dám giao tiếp với ai vì ngại bị phân biệt, kì thị. Thấy vậy, T rất thương anh vì trước kia, anh rất vui vẻ, hoà đồng với mọi người. T bàn với các bạn trong xóm tìm cách để gần gũi, động viên, chia sẻ, giúp anh vượt qua được mặc cảm, nhanh chóng hoà nhập với cộng đồng.

a. Dựa vào biểu hiện của lòng khoan dung, em có nhận xét gì về lời nói, việc làm của các chủ thể trong những hình ảnh và trường hợp trên?

b. Em có lời khuyên gì đối với những chủ thể thiếu khoan dung trong những hình ảnh và trường hợp trên?

c. Theo em, để có lòng khoan dung, chúng ta cần làm gì?

Trả lời:

a.

- Tranh số 1: Bạn học sinh nữ (tóc dài) cảm thấy rất ăn năn, hối hận vì mình trông em không cẩn thận, khiến em bị ngã gãy tay. Dù thời gian trôi qua, tình trạng sức khỏe của em đã có nhiều tiến triển tốt; song bạn ấy vẫn chưa thể tha thứ cho chính mình => điều này cho thấy bạn nữ chưa học được cách khoan dung, tha thứ cho bản thân.

- Tranh số 2: Bạn học sinh nữ đang băn khoăn, không biết có nên tha thứ cho bạn K không, dù bạn K đã có thái độ và hành động sửa chữa lỗi lầm.

- Trường hợp:

+ Anh H gây ra tai nạn giao thông và anh đã phải chấp nhận hình phạt tù. Tuy nhiên, sau khi chấp hành xong bản án, anh H vẫn không nguôi day dứt về lỗi lầm của mình; anh chưa thể buông bỏ quá khứ, tha thứ cho bản thân, do đó, anh thường lủi thủi một mình, không dám giao tiếp với ai.

+ Anh T và mọi người xung quanh đã có thái độ và hành động khoan dung, khi họ tìm mọi cách để gần gũi, động viên, chia sẻ nhằm giúp anh H vượt qua mặc cảm, tái hòa nhập với cộng đồng.

b.

- Hình ảnh 2: Bạn nữ nên tha thứ cho K vì K đã nhận ra lỗi của mình và xin lỗi bạn.

- Trường hợp: Anh H nên tự tha thứ cho bản thân mình vì anh chấp hành hình phạt cho lỗi lầm của mình. Anh nên cho mình một cơ hội để hòa nhập với cộng đồng, làm lại cuộc đời

c. Mỗi chúng ta cần sống rộng lượng, tôn trọng, chấp nhận cá tính, sự khác biệt của người khác, phê phán sự hẹp hòi, thiếu khoan dung

Luyện tập

Luyện tập 1 (trang 12) Giáo dục công dân 9 Kết nối tri thức Bài 2: Em hãy tìm những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ, danh ngôn về lòng khoan dung, từ đó xác định biểu hiện, ý nghĩa và rút ra bài học về lòng khoan dung.

Lời giải:

- Một số câu ca dao, tục ngữ nói về lòng khoan dung:

(1) Đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại

(2) Đất có chỗ bồi chỗ lở, ngựa có con dở con hay

(3) Bàn tay có ngón dài ngón ngắn

(4) Khi bạn không tha thứ cho một ai đó, tức là bạn đang quay lưng lại với tương lai của mình. Khi bạn bao dung, điều đó có nghĩa bạn đang tiến về phía trước (Tyler Perry)

(5) Sự khoan dung là sợi dây xích vàng gắn kết xã hội lại với nhau. (William Blake)

- Biểu hiện của lòng khoan dung:

+ Tha thứ cho chính mình và người khác khi đã biết hối hận và sửa chữa lỗi lầm;

+ Lắng nghe và tôn trọng sự khác biệt của người khác, không cố chấp, hẹp hòi, định kiến.

- Ý nghĩa của lòng khoan dung:

+ Người có lòng khoan dung sẽ được mọi người yêu mến, tin cậy.

+ Người được tha thứ sẽ có cơ hội sửa chữa lỗi lầm để trở thành người tốt.

+ Nhờ có lòng khoan dung, mối quan hệ giữa người với người sẽ tốt đẹp hơn.

Luyện tập 2 (trang 12) Giáo dục công dân 9 Kết nối tri thức Bài 2: Em đồng tình/ không đồng tình với ý kiến nào dưới đây về lòng khoan dung? Vì sao?

a. Khoan dung là bỏ qua mọi lỗi lầm của người khác

b. Không biết tha thứ cho bản thân mình là không khoan dung

c. Khoan dung là phải quyết liệt phê phán tất cả những người mắc sai lầm

d. Khoan dung là chấp nhận mọi sở thích, thói quen của người khác

Lời giải:

a. Không đồng tình. Khoan dung là tha thứ, bỏ qua lỗi lầm cho người khác khi họ đã biết hối hận và sửa chữa lỗi lầm của mình.

b. Đồng tình. Khoan dung không chỉ là tha thứ cho lỗi lầm của  người khác mà còn là tha thứ cho chính bản thân mình, chấp nhận lỗi sai của bản thân và sửa chữa những lỗi sai đó

c. Không đồng tình. Người có lòng khoan dung cần phê phán những hành vi mắc sai lầm nhưng không nên quá quyết liệt. Cần có sự kiên nhẫn giải thích cho người mắc sai lầm hiểu được cái sai của mình, giúp họ nhận ra được lỗi lầm của bản thân

d. Không đồng tình. Khoan dung là chấp nhận sự khác biệt, những sở thích và thói quen đúng của người khác chứ không phải là tất cả. Những sở thích, thói quen trái với pháp luật, đạo đức thì cần phải phê phán.

Luyện tập 3 (trang 13) Giáo dục công dân 9 Kết nối tri thức Bài 2: Từ câu danh ngôn dưới đây, em hãy viết một đoạn văn về tác hại của sự thiếu khoan dung trong cuộc sống:

“Không khoan dung cũng là một hình thức bạo lực và là trở ngại cho sự phát triển của một tinh thần dân chủ thật sự”

Đoạn văn tham khảo:

Sinh thời, Đức Phật từng nói: "Tài sản quý giá nhất của đời người chính là lòng khoan dung. Tha thứ cho người khác thể hiện tâm hồn của một người có tu dưỡng, giống như biển lớn đón nhận trăm sông nghìn suối. Tha thứ không thể thay đổi quá khứ mà là thay đổi tương lai". Bản chất của lòng khoan dung không đồng nghĩa với sự hèn yếu, nhu nhược hay thỏa hiệp.

Chừng nào chúng ta còn chưa học được cách khoan dung với những người không phải lúc nào cũng đồng ý với mình, chúng ta sẽ không bao giờ thành công hay hạnh phúc. Có vẻ như ngày nay chúng ta không còn quá mặn mà với những ý niệm sự khoan dung, bởi những giá trị "xưa cũ" kia đang trong giai đoạn chao đảo dữ dội.

Và đó là lý do thế giới đang trở nên bệnh hoạn. "Không khoan dung cũng là một hình thức bạo lực và là trở ngại cho một tinh thần dân chủ thật sự". Mahatma Gandhi - vị Thánh và là linh hồn của nhân dân Ấn Độ - đã cảnh báo về điều đó bằng chính những trải nghiệm ngục tù đau đớn của ông. Tư tưởng này của Gandhi xuất phát từ rất lâu nhưng luôn mới mẻ, có thể dùng nó để soi chiếu các dạng thức bạo lực hằng ngày, từ bạo lực thể chất đến bạo lực tinh thần, bạo lực tình dục đến bạo lực ngôn ngữ...

Nó xuất hiện khắp nơi, kể cả ở những "đền đài" thiêng liêng trong tâm thức người Việt. Con người thiếu đi sự khoan dung cũng đồng nghĩa với việc nó đang phá vỡ tâm tính thiện lành của người Việt, nhất là giới trẻ. Chỉ một chút sơ suất, lầm lỡ của người nổi tiếng nào đó thì lập tức xuất hiện trên mạng những lời phán xét, chửi rủa, phụ họa ồn ào bằng thứ ngôn ngữ rẻ tiền nhưng có sức sát thương lớn.

Đó là những người không hề muốn người lầm lỡ có cơ hội sửa chữa; không hề nghĩ đến tác động lây lan mà vợ con nạn nhân phải gánh chịu; càng không hề nghĩ đến tình trạng "gây nhiễm" cho cộng đồng, xã hội từ cách "tự do phát ngôn" của họ... Rốt cuộc, họ chỉ bộc lộ sự ích kỷ, yếu đuối và cô đơn bằng thứ ngôn ngữ khó đọc nhưng gây chết người. Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người có lối sống cố chấp, thù dai.

Lại có những người nhỏ nhen, ích kỉ, chỉ biết đến bản thân mình mà không suy nghĩ cho người khác. Những người này đáng bị phê bình và cần phải sửa đổi cách sống của bản thân. Chúng ta chỉ có một lần được sống, hãy giữ cho bản thân sự lương thiện, khoan dung với mọi người để cho thân tâm được an yên, thanh thản, cuộc đời tươi đẹp, đáng sống hơn.

Luyện tập 4 (trang 13) Giáo dục công dân 9 Kết nối tri thức Bài 2: Em hãy đọc các tình huống sau để trả lời câu hỏi:

a) D luôn cảm thấy day dứt vì đã mắc lỗi với ông nội. Bây giờ, ông đã mất, D càng cảm thấy ân hận vì không còn cơ hội để nhận lỗi với ông nữa.

Nếu là bạn của D, em sẽ khuyên D điều gì?

b) Do không tìm hiểu kĩ, Q nói với thầy giáo rằng P làm hỏng thiết bị của phòng thí nghiệm. Bị phê bình oan, P giận và nói sẽ không bao giờ chơi với Q nữa. Cuối năm học, Q cùng gia đình chuyển tới nơi khác. Trước khi đi, Q nhắn tin muốn gặp để chào và xin lỗi P. Khi ấy, P vẫn còn giận Q nên băn khoăn không biết có nên gặp Q không.

Theo em, P nên làm gì?

c) K rủ T tham gia một nhóm bạn. Trong nhóm đó có một số người hay bình luận khiếm nhã về trang phục, hình dáng và đời tư của người khác.

Nếu là T, em sẽ nói gì với K?

Lời giải:

a) Nếu là bạn của D, em sẽ khuyên D:

- Hãy tha thứ cho chính bản thân mình.

- Thay vì tập trung vào những hối tiếc và ân hận, hãy tưởng nhớ những kỷ niệm tốt đẹp với ông nội.

- Hãy nói chuyện với gia đình hoặc bạn bè tin cậy về cảm xúc của bản thân. Chia sẻ những gì mình đang trải qua có thể giúp giảm bớt gánh nặng trong lòng.

b) Theo em, P nên gặp và chấp nhận tha thứ cho Q, vì: Q đã nhận thức được lỗi sai của bản thân và có hành động sửa chữa lỗi sai ấy.

c) Nếu là T, em sẽ nói với K rằng: “Cảm ơn cậu vì đã mời mình tham gia vào nhóm bạn của cậu! Nhưng thật tiếc, mình cảm thấy không thoải mái khi tham gia vào nhóm, vì trong nhóm có một số người hay bình luận khiếm nhã về trang phục, hình dáng và đời tư của người khác.

+ Theo mình, mỗi người đều có những sở thích, tính cách, phong cách,.. khác nhau mà chúng ta nên tôn trọng. Mình mong muốn được giao tiếp trong một môi trường lành mạnh và tích cực hơn. K à, liệu mình và cậu có thể tìm kiếm một nhóm khác hoặc cùng tạo ra một không gian mà mọi người đều cảm thấy thoải mái và tôn trọng lẫn nhau không?"

Luyện tập 5 (trang 13) Giáo dục công dân 9 Kết nối tri thức Bài 2: Em hãy nêu một số tình huống thường gặp trong cuộc sống đòi hỏi lòng khoan dung và đưa ra cách ứng xử theo bảng gợi ý sau:

Giáo dục công dân 9 Kết nối tri thức Bài 2: Khoan dung

Lời giải:

Giáo dục công dân 9 Kết nối tri thức Bài 2: Khoan dung

Vận dụng

Vận dụng 1 (trang 13) Giáo dục công dân 9 Kết nối tri thức Bài 2: Em hãy thiết kế một sản phẩm (bức tranh, thông điệp, tiểu phẩm, đoạn thơ,...) về vai trò của lòng khoan dung trong cuộc sống và chia sẻ ý nghĩa của sản phẩm đó.

Tham khảo:

Giáo dục công dân 9 Kết nối tri thức Bài 2: Khoan dung

Vận dụng 2 (trang 13) Giáo dục công dân 9 Kết nối tri thức Bài 2: Em hãy viết một bức thư gửi tới người mà em cảm thấy ân hận khi đã từng cư xử thiếu khoan dung với họ.

Tham khảo:

Gửi Bích Ngọc

Chào cậu, dạo này cậu có khoẻ không? Cuộc sống của cậu ở Mỹ vẫn ổn chứ? Tình hình học tập của cậu thế nào rồi? Cậu đã làm quen được những người bạn mới chưa?

Mỗi ngày đến lớp, không thấy hình bóng của cậu ở chỗ ngồi quen thuộc, tớ thấy thật trống vắng. Lúc nào tớ cũng cảm thấy hối tiếc khi chiều hôm đó không đến tiễn cậu ở sân bay do tính trẻ con của tớ. Tớ hối hận lắm. Giá như lúc đó, tớ lắng nghe cậu nói thì ngày hôm nay, tình bạn của chúng ta đã không xa cách đến vậy,

Tớ mong rằng cậu sẽ tha thứ cho tớ.

Bạn của cậu,

Thu Hương