Mở đầu (trang 38) Giáo dục công dân 9 Kết nối tri thức Bài 8: Em hãy chia sẻ thói quen tiêu dùng của bản thân hoặc người thân trong gia đình và nêu kết quả của mỗi thói quen đó.
Trả lời:
1. Tiêu dùng thông minh và lợi ích của tiêu dùng thông minh
Câu hỏi (trang 38) Giáo dục công dân 9 Kết nối tri thức Bài 8: Em hãy quan sát các hình ảnh sau và trả lời câu hỏi:
a. Trong các hình ảnh trên, bạn nào có thói quen tiêu dùng tốt, bạn nào có thói quen tiêu dùng chưa tốt? Vì sao?
b. Theo em, thế nào là tiêu dùng thông minh?
c. Từ những hình ảnh trên, em hãy cho biết biểu hiện của người tiêu dùng thông minh và người tiêu dùng kém thông minh. Những hành vi tiêu dùng thông minh mang lại lợi ích gì?
Trả lời:
a. Tiêu dùng tốt: 1 => biết cân đối chi tiêu hợp lý để thực hiện mong muốn của bản thân, 4 => biết lựa chọn thời gian hợp lý để mua được thứ bản thân yêu thích mà giá rẻ hơn
Tiêu dùng chưa tốt: 2 => mua những thứ không cần thiết, vượt ngoài chi tiêu của bản thân, 3 => mua vượt quá chỉ tiêu, những thứ đồ chưa cần dùng đến vì cảm hứng của bản thân
b. Tiêu dùng thông minh là việc biết chi tiêu có kế hoạch, hiệu quả, phù hợp với đặc điểm của bản thân
c. Tiêu dùng thông minh là mua sắm những món đồ phù hợp với mục đích tiêu dùng của cá nhân, thực hiện đúng kế hoạch chi tiêu, giúp cho người tiêu dùng mua được những sản phẩm chất lượng, thực tế, đảm bảo kinh tế bền vững
2. Cách tiêu dùng thông minh
Câu hỏi (trang 39) Giáo dục công dân 9 Kết nối tri thức Bài 8: Để trở thành người tiêu dùng thông minh, cần chú ý thực hiện một số cách sau đây:
a. Từ các thông tin và hình ảnh trên, em hãy nêu những điểm cần lưu ý trong việc xây dựng kế hoạch chi tiêu, tìm hiểu thông tin sản phẩm, sử dụng sản phẩm an toàn và lựa chọn phương thức thanh toán. Theo em, những việc làm đó mang lại lợi ích gì cho người tiêu dùng?
b. Dựa vào hướng dẫn trên, em hãy nhận xét việc thực hiện các cách tiêu dùng thông minh của bản thân. Nêu ví dụ minh họa.
Trả lời:
a. Những điểm cần lưu ý trong việc xây dựng kế hoạch chi tiêu, tìm hiểu thông tin sản phẩm, sử dụng sản phẩm an toàn và lựa chọn phương thức thanh toán
- Chỉ mua những vật dụng phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, phù hợp với khả năng thanh toán và nhu cầu của bản thân
- Khi cần mua các sản phẩm nên tìm hiểu các thông tin về chất lượng, giá cả, công dụng, mẫu mã,.. bằng cách sử dụng nhiều nguồn thông tin khác nhau để chọn lọc thông tin chính xác nhất
- Chỉ sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc đảm bảo chất lượng, đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng và sử dụng đúng cách
- Trước khi thanh toán cần kiểm tra kĩ sản phẩm, giá cả, số tiền phải thanh toán
- Khi mua hàng trực tuyến, cần kiểm tra kĩ hàng hóa khi nhận, chỉ thanh toán trước với các thương hiệu uy tín
- Bảo mật thông tin, tài khoản và lưu lại hóa đơn, chứng từ giao dịch để xử lí cần thiết
Những việc làm trên giúp người tiêu dùng có thể tiết kiệm chi phí mua sắm, đảm bảo chất lượng sản phẩm và đảm bảo được an toàn khi mua sắm
b.
- Bản thân em có nhiều thói quen tiêu dùng chưa tốt, ví dụ như:
+ Thường xuyên mua và sử dụng đồ nhựa dùng một lần (cốc nhựa/ ống hút nhựa, túi nilong…)
+ Mua sắm theo cảm xúc, không theo kế hoạch
+ Mua hàng trực tuyến mà không tìm hiểu kĩ về sản phẩm
- Những thói quen tiêu dùng này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tình hình tài chính của bản thân em, mà còn ảnh hưởng không tốt đến môi trường sinh thái. Do đó, em cần có sự điều chỉnh, thay đổi những thói quen tiêu dùng này.
Luyện tập
Luyện tập 1 (trang 41) Giáo dục công dân 9 Kết nối tri thức Bài 8: Trong các trường hợp dưới đây, ai là người tiêu dùng thông minh, ai là người tiêu dùng kém thông minh? Vì sao?
a) Khi mua hàng, chị A luôn quan tâm đến chất lượng sản phẩm.
b) Anh C có thói quen chỉ mua sắm những sản phẩm của nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam.
c) Khi mua rau, củ, quả, bạn Q tìm mua sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng ở các địa chỉ tin cậy.
d) Khi mua hàng trực tuyến, bạn B thường tham khảo thêm các ý kiến của khách hàng đã sử dụng sản phẩm ở cơ sở định mua để ra quyết định.
- Trường hợp a) Chị A là người tiêu dùng thông minh, vì: việc quan tâm đến chất lượng sản phẩm sẽ giúp chị A tìm mua được những sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; chất lượng tốt, an toàn cho bản thân và thân thiện với môi trường.
- Trường hợp b) Anh C là người tiêu dùng kém thông minh, vì: không phải sản phẩm nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam cũng có chất lượng tốt; mặt khác, những sản phẩm nhập khẩu thường có giá thành cao hơn so với các sản phẩm trong nước và cũng có nguy cơ cao bị làm giả (nhất là những sản phẩm của những thương hiệu nổi tiếng).
- Trường hợp c) Bạn Q là người tiêu dùng thông minh, vì: việc tìm mua sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng ở các địa chỉ tin cậy, sẽ giúp bạn Q lựa chọn được những sản phẩm có chất lượng tốt, an toàn cho sức khỏe của bản thân và gia đình.
- Trường hợp d) Bạn B là người tiêu dùng thông minh, vì: khi mua hàng trực tuyến, việc tham khảo thêm các ý kiến của khách hàng đã sử dụng sản phẩm ở cơ sở định mua, sẽ giúp B có cách nhìn nhận, đánh giá khách quan hơn về chất lượng của sản phẩm.
Luyện tập 2 (trang 41) Giáo dục công dân 9 Kết nối tri thức Bài 8: Vận dụng cách tiêu dùng thông minh để nhận xét hành vi mua sắm của các nhân vật trong những trường hợp dưới đây:
a. Bạn H được mẹ giao nhiệm vụ cùng em gái 10 tuổi đi mua vở, đồ dùng học tập chuẩn bị cho năm học mới. Thấy hai anh em chuẩn bị đến cửa hàng văn phòng phẩm, mẹ nhắc H ghi ra những thứ cần mua nhưng H cho rằng cứ đến cửa hàng là sẽ mua được đầy đủ.
b. Bạn D rất thích các món ăn chế biến từ hải sản. Thấy ở chợ có người bán hộp thịt cua, ghẹ với giá rẻ hơn hẳn so với mua hàng tươi sống, D quyết định mua mặc dù không rõ nguồn gốc.
c. Một người bạn thân trong lớp gửi thông tin về loại áo chống nắng rất hợp với tuổi học sinh, được giảm giá 20% nếu mua từ 2 áo trở lên và rủ C cùng mua để được hưởng khuyến mại. C cân nhắc và quyết định từ chối vì không có nhu cầu.
Lời giải:
a. Trong trường hợp này, H không thực hiện hành vi tiêu dùng thông minh khi không lập danh sách những thứ cần mua trước khi đi mua sắm. Thay vào đó, bạn ấy chỉ tin tưởng rằng khi đến cửa hàng là sẽ mua được đủ mọi thứ cần thiết. Việc này có thể dẫn đến việc mua những thứ không cần thiết hoặc quên mất một số mặt hàng quan trọng.
b. Trong trường hợp này, D thực hiện hành vi tiêu dùng kém thông minh khi mua sản phẩm mà không biết rõ nguồn gốc. Mặc dù giá rẻ hơn, việc mua thịt cua, ghẹ không rõ nguồn gốc có thể đưa đến rủi ro về an toàn thực phẩm và chất lượng sản phẩm.
c. Trong trường hợp này, C thực hiện hành vi tiêu dùng thông minh khi cân nhắc và quyết định từ chối mua sản phẩm mặc dù có khuyến mãi. Bằng cách này, C đảm bảo rằng bạn ấy chỉ mua những sản phẩm cần thiết và không bị lãng phí tiền bạc vào những món không cần thiết.
Luyện tập 3 (trang 41) Giáo dục công dân 9 Kết nối tri thức Bài 8: Hãy nêu lợi ích của những hành vi tiêu dùng thông minh dưới đây:
a. Chị A thường tìm…chức năng đó
b. Đang chuẩn bị xây nhà…quyết định mua
c. Bạn H thường…mua sắm
Lời giải:
a. Đảm bảo việc sử dụng các sản phẩm đúng mục đích, không lãnh phí và có hiệu quả các chức năng
b. Tìm các nguồn cung cấp khác nhau để tham khảo giá là điều nên làm khi đi mua hàng, việc này có thể khiến cho anh B lựa chọn được nguồn hàng giá hợp lý và chất lượng cũng đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của anh B
c. Bạn H sáng suốt trong việc lựa chọn nơi mua hàng khi biết tìm những kênh bán hàng uy tín
Luyện tập 4 (trang 41) Giáo dục công dân 9 Kết nối tri thức Bài 8: Tư vấn cho nhân vật trong các trường hợp dưới đây thực hiện cách tiêu dùng thông minh:
a) Lên lớp 9, K được mua xe đạp mới để đi học. Em hãy gợi ý cho bạn K cách tìm hiểu thông tin sản phẩm để chọn được chiếc xe đạp phù hợp.
b) Y được mẹ giao nhiệm vụ đi chợ mua thức ăn cho cả nhà. Em hãy tư vấn giúp Y lập kế hoạch mua sắm và lựa chọn sản phẩm an toàn.
Lời giải:
- Trường hợp a) Tư vấn cho bạn K:
+ Xác định nhu cầu của bản thân. Bạn K cần xác định rõ mục đích sử dụng xe đạp của mình. Liệu bạn muốn sử dụng nó để đi học hàng ngày? hay ngoài việc di chuyển thường nhật, bạn K còn muốn tham gia vào các hoạt động thể dục/ giải trí hoặc các cuộc đua…?
+ Xác định ngân sách của bản thân và gia đình.
+ Tìm hiểu một số thương hiệu, nhà cung ứng xe đạp có uy tín; tìm hiểu tính năng của các loại xe đạp (xe đạp thường/ xe đạp thể thao,…).
+ Tham khảo ý kiến từ các người tiêu dùng khác.
+ Lựa chọn hình thức mua sắm và phương thức thanh toán phù hợp.
- Trường hợp b) Tư vấn cho bạn Y
+ Trước khi mua sắm, bạn Y cần kiểm tra lại xem ở nhà đã có/ còn những loại thực phẩm nào có thể sử dụng được.
+ Lập danh sách những mặt hàng thực phẩm cần mua. Ví dụ: mua loại thực phẩm nào? Số lượng của từng loại là bao nhiêu,…
+ Tham khảo giá cả của các loại thực phẩm để dự trù ngân sách các loại thực phẩm (hoặc điều chỉnh so với kế hoạch ban đầu,…)
+ Lựa chọn nhà cung ứng thực phẩm uy tín.
Vận dụng
Hãy liệt kê một số việc em đã vận dụng cách tiêu dùng thông minh trong cuộc sống hằng ngày. Nêu kết quả và chia sẻ với các bạn
Lời giải:
- Trước khi mua bất kì sản phẩm nào, em cũng cần phải tìm hiểu kỹ nguồn gốc xuất xứ, giá trị thực để tránh mua những loại hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng. Khi mua các sản phẩm trên sàn thương mại điện tử, em sẽ lựa chọn các shop có gắn tag mall để đảm bảo về chất lượng
- Việc làm như vậy sẽ giảm bớt nguy cơ chúng ta mua phải hàng giả và có nhiều sự lựa chọn cho bản thân.