Giải SGK Kinh tế Pháp luật 11 Cánh Diều Bài 16: Quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc

Mở đầu

Mở đầu SGK Kinh tế Pháp luật 11 Cánh Diều Bài 16 (trang 111): Em hãy chia sẻ suy nghĩ của mình về khẩu hiệu "Bảo vệ Tổ quốc là sự nghiệp của toàn dân" để nói đến tinh thần đoàn kết và lòng yêu nước của toàn dân chung tay hướng tới Tổ quốc.
Trả lời:
- Xuất phát từ truyền thống dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc, thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc luôn là trách nhiệm thiêng liêng của mỗi công dân, trở thành ý thức của mỗi người Việt Nam. Sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN) là sự nghiệp của toàn dân đã được kiểm nghiệm trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, lịch sử đấu tranh của nhân dân lao động.
- Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, nhân dân Việt Nam anh dũng, kiên cường, bất khuất đấu tranh, chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược, khẳng định độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và quyền dân tộc tự quyết, lựa chọn con đường phát triển của dân tộc mình. Trong thời đại ngày nay, con đường đó là "độc lập dân tộc gắn liền với CNXH", "bảo vệ Tổ quốc gắn liền với bảo vệ chế độ XHCN".
- Bảo vệ Tổ quốc, xây dựng nền quốc phòng toàn dân là quan điểm cơ bản xuyên suốt của Hiến pháp nước ta, thuộc trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, toàn dân, của cả hệ thống chính trị, trong đó lực lượng vũ trang làm nòng cốt. Vấn đề quốc phòng trở thành hoạt động của cả nước, tạo nên sức mạnh tổng hợp, trong đó sức mạnh quân sự là đặc trưng nhằm giữ vững hòa bình, đẩy lùi, ngăn chặn các hoạt động gây chiến của kẻ thù và sẵn sàng đánh thắng chiến tranh xâm lược dưới mọi quy mô, hình thức.

1. Pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc

Câu hỏi a SGK Kinh tế Pháp luật 11 Cánh Diều Bài 16 (trang 113): Em hãy xác định các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc trong các thông tin trên
Trả lời:
Các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc trong các thông tin trên: 
- Nghĩa vụ quân sự. 
- Thực hiện nghĩa vụ đi quân sự.
- Độ tuổi nhập ngũ.
- Bảo vệ Tổ quốc.
- Công dân phải thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân.
- Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc.
- Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất.
Câu hỏi b SGK Kinh tế Pháp luật 11 Cánh Diều Bài 16 (trang 113): Căn cứ vào thông tin, em hãy nhận xét việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của từng chủ thể về bảo vệ Tổ quốc trong các trường hợp trên.
Trả lời:
Việc thực hiện quyền và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của các chủ thể trong 3 trường hợp:
+ Trường hợp 1: V đã thực hiện đúng các quy định của Hiến pháp năm 2013, Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015. Cụ thể, V đã tự nguyện đăng kí khám tuyển, xin tạm hoãn việc học để tham gia nghĩa vụ quân sự.
+ Trường hợp 2: Ông D đã thực hiện đúng các quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân thông qua việc tích cực thực hiện tuyên truyền đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội đến người dân.
+ Trường hợp 3: Gia đình anh A tham gia bảo vệ biên giới đã thực hiện đúng quy định của Luật Biên phòng Việt Nam năm 2020.

2. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc

Câu hỏi a SGK Kinh tế Pháp luật 11 Cánh Diều Bài 16 (trang 114): Căn cứ vào hai thông tin, em hãy xác định nội dung hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc của anh T, ông P và bố mẹ M trong các tỉnh huống trên.
Trả lời:
Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc trong các tình huống:
- Tình huống 1: Hành vi của anh T là trốn tránh, chống đối, không chấp hành nghĩa vụ quân sự khi đã có lệnh gọi nhập ngũ.
- Tình huống 2: Hành vi bỏ sót tên của ông P là cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự của anh Q theo quy định của pháp luật.
- Tình huống 3: Việc mẹ M không đồng ý việc nhập ngũ của con trai có thể dẫn đến việc cản trở, chống đối việc thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Câu hỏi b SGK Kinh tế Pháp luật 11 Cánh Diều Bài 16 (trang 114): Theo em, hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc của anh T, ông P và bố mẹ M dẫn tới những hậu quả gì?
Trả lời:
- Hành vi của anh T, ông P và mẹ M có thể bị kỉ luật, cảnh cáo, phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm được quy định trong Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 và Bộ luật Hình sự năm 2015 (Sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Luyện tập

Luyện tập 1 SGK Kinh tế Pháp luật 11 Cánh Diều Bài 16 (trang 115): Theo em hành vi nào sau đây là thực hiện quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc?
 A. Anh B là sinh viên đại học nhưng vẫn đăng kí thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của pháp luật.
B. Ông D là cán bộ xã nên đã can thiệp cho cháu mình được hoãn nghĩa vụ quân sự dù không thuộc trường hợp pháp luật quy định.
C. Anh M luôn tích cực kết hợp cùng bộ đội biên phòng tham gia tuần tra biên giới.
D. Bà K đã giấu lệnh gọi nhập ngũ của con trai vì muốn con tiếp tục đi làm phụ giúp kinh tế cho gia đình.
E. Chị N là hội viên của Hội phụ nữ xã X đã tích cực tham gia tuyên truyền Luật Nghĩa vụ quân sự cho mọi người ở địa phương.
Lời giải:
- Hành vi thực hiện quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân bảo vệ Tổ quốc: a, c, e
Luyện tập 2 SGK Kinh tế Pháp luật 11 Cánh Diều Bài 16 (trang 115): Q cho rằng việc bảo vệ Tổ quốc trong thời bình hiện nay là mỗi công dân chỉ cần tích cực tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự. Nhưng V là bạn của Q lại không đồng ý với lí do việc thực hiện nghĩa vụ quân sự chỉ là một hoạt động tham gia bảo vệ Tổ quốc của công dân.
Em đồng tình với ý kiến của bạn nào? Vì sao?
Lời giải:
- Em đồng ý với ý kiến của bạn Q vì việc bảo vệ tổ quốc không chỉ là thực hiện nghĩa vụ quân sự mà còn có nhiều hoạt động khác như: tuyên truyền vận động ý thức người dân yêu tổ quốc; tham gia các hoạt động nhằm bảo vệ biên giới, vùng biển, hải đảo,…bảo vệ chủ quyền của Việt Nam, tham gia các lực lượng vũ trang như công an, quân đội,… Tham gia các hoạt động bảo vệ an ninh trật tự, vệ sinh môi trường cũng là những hành động bảo vệ tổ quốc.
Luyện tập 3 SGK Kinh tế Pháp luật 11 Cánh Diều Bài 16 (trang 115): Là học sinh lớp 11 nhưng P rất tích cực tham gia hoạt động tuyên truyền Luật Nghĩa vụ quân sự của địa phương. P cho rằng, thông qua hoạt động tuyên truyền thì bản thân sẽ hiểu rõ hơn quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, bố mẹ của P không cho con tham gia vì muốn con tập trung học tập.
a. Em hãy nhận xét suy nghĩ, hành vi của P và bố mẹ P
b. Nếu là P, em sẽ giải thích như thế nào để bố mẹ hiểu và tôn trọng việc thực hiện quyền và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của mình.
Lời giải:
a. 
- Suy nghĩ và hành vi của P là đúng với quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc.
- Việc bố mẹ P không cho con tham gia hoạt động tuyên truyền Luật Nghĩa vụ quân sự của địa phương là cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc.
b. Nếu là P, em sẽ giải thích cho bố mẹ hiểu rằng mỗi công dân Việt Nam đều có nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc, có thể bằng nhiều cách khác nhau như việc tham gia hoạt động tuyên truyền Luật Nghĩa vụ quân sự của địa phương, tham gia nghĩa vụ quân sự khi đủ 18 tuổi. Đây là trách nhiệm của mỗi người, nếu không tuân thủ thì tùy từng mức độ mà pháp luật sẽ xử lí.
Luyện tập 4 SGK Kinh tế Pháp luật 11 Cánh Diều Bài 16 (trang 115): Sau khi được địa phương đề nghị tham gia lực lượng dân quân tự vệ, anh A rất tích cực tham gia các hoạt động huấn luyện, bảo vệ môi trường tại địa phương. Vợ của anh A cũng tạo điều kiện cho chồng tham gia các hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ vì cho rằng đây là nhiệm vụ của mỗi người dân.
Em hãy nhận xét về thái độ, hành vi của vợ chồng anh A.
Lời giải:
- Thái độ và hành vi của vợ chồng anh A đã thực hiện đúng quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc.
Luyện tập 5 SGK Kinh tế Pháp luật 11 Cánh Diều Bài 16 (trang 115): Tốt nghiệp Trung học phổ thông, H có nguyện cọng tham gia nghĩa vụ Công an nhân dân, Tuy nhiên khi H chia sẻ nguyện vọng của mình....
a. Em hãy nhận xét suy nghĩ, lời nói của H và K?
b. Nếu là H, em sẽ giải thích cho K thế nào để bạn thấy được nghĩa vụ của công dân trong tham gia bảo vệ Tổ quốc.
Lời giải:
a. Lời nói của bạn H thể hiện đang làm đúng theo trách nhiệm lòng yêu nước của bạn H nhưng bạn K thì lại không nắm được về nghĩa vụ và trách nhiệm của công dân trong công cuộc bảo vệ đất nước nên chưa đúng về quyết định của bạn H nên lời nói của bạn K còn thiếu xót và chưa tìm hiểu về quyền và nghĩa vụ công dân bảo vệ đất nước.
b. Nếu là H em sẽ giải thích cho bạn hiểu về quyền và trách nhiệm của mỗi công dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Chúng ta nên tìm hiểu và làm tròn bổn phận trách nhiệm của mỗi cá nhân.

Vận dụng

Vận dụng 1 SGK Kinh tế Pháp luật 11 Cánh Diều Bài 16 (trang 115): Em hãy sưu tầm và viết 1 bài về 1 tấm gương tích cực thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân bảo vệ Tổ Quốc tại địa phương em.
Trả lời:
     Đinh Trà My (SN 2001) có cha đang là sĩ quan công tác trong quân đội, mẹ là giáo viên tiểu học. Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Công nghệ thông tin, Trường Đại học FPT Cần Thơ (tháng 11/2023), My viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ, được chọn và nhận lệnh gọi nhập ngũ. “Ngay từ nhỏ, em đã thích được làm Bộ đội. Khi nghe tin trúng tuyển em rất xúc động. Qua những câu chuyện của ông và cha, em hiểu môi trường quân đội có nhiều gian khổ, vất vả, thử thách, kỷ luật thép. Là con gái chắc chắn khó khăn hơn nhưng em sẽ cố gắng, quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ để trở thành một người lính giỏi. Mong muốn của em là được phục vụ lâu dài trong quân đội”. Hành động đẹp của hai nữ tân binh Đinh Trà My đang truyền cảm hứng cho đông đảo đoàn viên, thanh niên Sóc Trăng tham gia thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng đối với Tổ quốc...
Vận dụng 2 SGK Kinh tế Pháp luật 11 Cánh Diều Bài 16 (trang 115): Em hãy cùng các bạn trong lớp tổ chức buổi toạ đàm với chủ đề: Học sinh thực hiện quyền và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
Gợi ý: 
1. Chọn diễn giả chính: Mời các diễn giả có uy tín và kiến thức sâu rộng về vấn đề này, bao gồm giáo viên, nhà hoạt động xã hội, cán bộ quản lý giáo dục và cựu học sinh nổi tiếng.
2. Lập kế hoạch và chuẩn bị nội dung: Xác định các chủ đề cụ thể mà buổi Toạ đàm sẽ tập trung, chẳng hạn như vai trò của học sinh trong việc bảo vệ Tổ quốc, quyền và trách nhiệm của họ, các cách thức thực hiện các hoạt động bảo vệ Tổ quốc trong cộng đồng.
3. Xác định đối tượng tham dự: Mở rộng lời mời đến các học sinh từ nhiều trường, cũng như giáo viên, phụ huynh và các thành viên khác trong cộng đồng giáo dục.
4. Tổ chức buổi thảo luận: Sắp xếp các hoạt động tương tác như các buổi thảo luận nhóm, phiên hỏi đáp với diễn giả, và các trò chơi, minigame để tăng tính hấp dẫn và tương tác.
5. Tạo không gian mở: Khích lệ sự tham gia tích cực từ mọi người tham dự bằng cách tạo ra một không gian an toàn và kích thích, nơi mọi ý kiến được tôn trọng và lắng nghe.
6. Tuyên truyền: Sử dụng các kênh truyền thông xã hội, trường học và các tổ chức địa phương để quảng bá cho sự kiện và thu hút sự tham gia của nhiều người nhất có thể.
7. Tổ chức sau buổi: Xác định các hành động tiếp theo hoặc dự án cụ thể mà các học sinh và nhà trường có thể thực hiện để tiếp tục thúc đẩy vai trò của họ trong việc bảo vệ Tổ quốc.