Lý thuyết Địa Lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 15: Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Tây Á

I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ

- Tây Nam Á gồm 20 quốc gia, diện tích khoảng 7 triệu km².

- Nằm ở phía tây nam châu Á, kéo dài từ vĩ độ 12°B - 42°B và kinh độ 27°Đ - 73°Đ.

- Tiếp giáp châu Âu, châu Phi, Nam Á, Trung Á; có vị trí giao thương chiến lược.

- Các vùng biển quan trọng: Biển A-rập, Biển Đỏ, Địa Trung Hải, Biển Đen, Biển Ca-xpi.

II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

- Địa hình và đất đai:

+ Phía bắc: Nhiều sơn nguyên, dãy núi (Anatôli, Iran, Ápganixtan) gây khó khăn cho giao thông.

+ Phía tây và nam: Bán đảo Aráp với nhiều hoang mạc (Nê-phút, Rúp-en Kha-li), đất đai khô cằn, dân cư tập trung tại đồng bằng duyên hải và ốc đảo.

+ Đồng bằng Lưỡng Hà: Màu mỡ, thuận lợi cho nông nghiệp.

- Khí hậu:

+ Chủ yếu cận nhiệt và nhiệt đới lục địa, nóng về hè, lạnh về đông.

+ Vùng núi phía bắc: Mưa nhiều (trên 2000 mm/năm), nhiệt độ trung bình 15 - 20°C.

+ Vùng phía nam: Mưa ít, có hoang mạc với nhiệt độ mùa hè lên đến 50°C.

- Sông, hồ:

+ Sông lớn Ti-grơ, Ơ-phrát quan trọng với nền văn minh cổ đại.

+ Nhiều hồ nước mặn, lớn nhất là hồ Van (Thổ Nhĩ Kỳ).

- Sinh vật:

+ Động, thực vật nghèo nàn, chủ yếu cây bụi gai, bò sát, gặm nhấm nhỏ.

+ Rừng chỉ xuất hiện ở phía bắc, nơi có lượng mưa lớn.

- Khoáng sản:

+ Giàu dầu mỏ, khí tự nhiên (chiếm khoảng 50% trữ lượng dầu thế giới).

+  Quan trọng với kinh tế toàn cầu, có than và kim loại màu nhưng trữ lượng không lớn.

- Biển:

+ Thuận lợi cho giao thương, có tuyến đường biển quan trọng Địa Trung Hải - Biển Đỏ - Ấn Độ Dương.

+ Phát triển du lịch biển, thủy sản.

III. DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI

- Dân cư:

+ Dân số 402,5 triệu người (2020), chiếm 5,2% dân số thế giới.

+ Mật độ dân số trung bình thấp (61 người/km²), tập trung tại đồng bằng Lưỡng Hà, ven Địa Trung Hải.

+ Chủ yếu là người Ả Rập, cùng với Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Tư, Do Thái,....

+ Cơ cấu dân số trẻ, nhiều nước bước vào thời kỳ dân số vàng.

+ Đô thị hóa nhanh nhờ ngành dầu khí, dân thành thị chiếm khoảng 72% dân số (2020).

- Xã hội:

+ Một số quốc gia có GNI/người cao như Ả Rập Xê Út, I-xra-en, Thổ Nhĩ Kỳ.

+ Chênh lệch chất lượng sống giữa các nước: I-xra-en có HDI trên 0,9, còn Áp-ga-ni-xtan, Y-ê-men dưới 0,5.

+ Lịch sử và văn hóa phong phú, nơi khởi nguồn nền văn minh Lưỡng Hà và nhiều tôn giáo lớn.

+ Có nhiều di sản thế giới được UNESCO công nhận, giúp phát triển du lịch.

IV. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ

- Quy mô GDP

+ Năm 2020, Tây Nam Á chiếm 3,7% GDP toàn thế giới.

+ GDP của khu vực tăng nhờ chính sách kinh tế, nhưng có sự chênh lệch giữa các quốc gia (Ả Rập Xê-út, Thổ Nhĩ Kỳ, I-xra-en có quy mô GDP lớn).

- Tăng trưởng kinh tế

+ 1965 - 1985: Kinh tế phát triển mạnh do giá dầu tăng, xuất khẩu dầu mỏ bùng nổ.

+ 1986 đến nay: Tăng trưởng biến động, GDP bình quân 2,0%/năm.

=> Lý do tăng trưởng không ổn định: xung đột vũ trang, giá dầu biến động, dịch bệnh, bối cảnh quốc tế. Một số quốc gia như Các Tiểu vương quốc A-rập Thống Nhất, Ả Rập Xê-út, Ca-ta đang đa dạng hóa ngành kinh tế để giảm phụ thuộc vào dầu mỏ.

- Cơ cấu kinh tế

+ Dịch vụ, công nghiệp và xây dựng chiếm tỉ trọng cao.

+ Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản chiếm tỉ trọng thấp.

+ Một số nước áp dụng nông nghiệp công nghệ cao để phát triển sản xuất.

- Các ngành kinh tế nổi bật

+ Công nghiệp:

Dầu mỏ, khí tự nhiên, hóa dầu phát triển mạnh.

Một số nước như I-xra-en, Thổ Nhĩ Kỳ phát triển công nghiệp công nghệ cao (điện tử, tin học).

+ Nông nghiệp:

Trồng trọt: Chủ yếu là bông, chà là, tại đồng bằng Lưỡng Hà trồng lúa mì.

Chăn nuôi: Cừu phổ biến, một số nước phát triển bò theo mô hình trang trại.

Thủy sản: Được khai thác ở Địa Trung Hải, Vịnh Péc-xích, Biển Đỏ.

+ Dịch vụ:

Giao thông vận tải phát triển mạnh, các cảng lớn gồm Re-bi A-li, Mi-na al A-hma-đi, Rét-đa.

Giao thông đường ống được đầu tư để vận chuyển dầu mỏ, khí tự nhiên.

Ngoại thương quan trọng, chiếm 5,1% xuất khẩu và 5% nhập khẩu toàn cầu (năm 2020).

Du lịch phát triển, Đu-bai trở thành trung tâm thương mại, du lịch hàng đầu.