I. TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ
1. Biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế
- Thương mại quốc tế phát triển:+ Tăng trưởng thương mại nhanh hơn so với tăng trưởng kinh tế.
+ Xu hướng giảm thuế quan, thúc đẩy tự do hóa thương mại.
+ Hợp tác đa phương giúp hàng hóa lưu thông thuận lợi.
- Thị trường tài chính quốc tế mở rộng:
+ Tự do hóa tài chính, mở rộng mạng lưới liên kết giữa các ngân hàng.
+ Các ngân hàng lớn của các quốc gia kết nối với nhau tạo nên một mạng lưới liên kết tài chính toàn cầu. Một số tổ chức như: Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Nhóm Ngân hàng Thế giới,… ngày càng có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của toàn cầu cũng như kinh tế xã hội của các quốc gia.
- Gia tăng vai trò của các công ty đa quốc gia:
+ Các công ty đa quốc gia mở rộng chi nhánh và tác động mạnh mẽ đến chuỗi cung ứng toàn cầu.
+ Tận dụng lợi thế từ các quốc gia để tối ưu hóa sản xuất.
- Tiêu chuẩn quốc tế được áp dụng rộng rãi: Các quy chuẩn chung về chất lượng sản phẩm, dịch vụ giúp thúc đẩy thương mại.
2. Hệ quả và ảnh hưởng của toàn cầu hóa kinh tế đối với các nước trên thế giới
a) Hệ quả của toàn cầu hóa kinh tế- Tích cực:
+ Tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy hợp tác quốc tế.
+ Tiếp cận khoa học kỹ thuật hiện đại và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Tiêu cực:
+ Gia tăng khoảng cách giàu nghèo.
+ Quốc gia kém phát triển dễ bị phụ thuộc kinh tế.
b) Ảnh hưởng của toàn cầu hóa kinh tế đối với các nước trên thế giới
- Thách thức:
+ Đặt ra nhiều vấn đề trong phát triển kinh tế với các nước như: xây dựng thương hiệu sản phẩm; chuyển đổi cơ cấu kinh tế phù hợp; hoàn thiện các thể chế để thích ứng với xu hướng hội nhập; nâng cao trình độ phát triển kinh tế….
+ Các vấn đề về xã hội và môi trường như: chênh lệch giàu nghèo, y tế, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu,… trở thành mối quan tâm chung của các quốc gia.
II. KHU VỰC HÓA KINH TẾ
1. Biểu hiện của khu vực hóa kinh tế
- Nhiều tổ chức liên kết kinh tế ở những cấp độ khác nhau đã được hình thành và ngày càng được mở rộng, hướng đến đảm bảo phát triển bền vững.+ Liên kết tam giác phát triển, ví dụ như: tam giác tăng trưởng Inđônêxia - Malaixia - Xingapo; Liên kết vùng Ma-xơ Rai-nơ giữa Bỉ - Đức - Hà Lan,…
+ Liên kết khu vực, ví dụ như: Liên minh châu Âu; Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, Thị trường chung Nam Mỹ,…
+ Diễn đàn liên kết khu vực, ví dụ như: Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương; Hội nghị thượng đỉnh Á - Âu,…
2. Hệ quả và ý nghĩa của khu vực hóa kinh tế
- Tích cực:+ Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mở rộng thị trường.
+ Tăng cường hợp tác kinh tế và tự do hóa thương mại.
+ Là nền tảng cho toàn cầu hóa kinh tế.
- Tiêu cực:
+ Các khu vực kinh tế có thể cạnh tranh mạnh.
+ Một số quốc gia có thể mất đi sự tự chủ trong chính sách kinh tế.