Lý thuyết Lịch Sử 7 Kết nối tri thức Bài 10: Đại Cồ Việt thời Đinh và Tiền Lê (968 - 1009)

1. Công cuộc xây dựng chính quyền và bảo vệ đất nước thời Đinh - Tiền Lê

a. Chính quyền thời Đinh

- Năm 968: Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô tại Hoa Lư (Ninh Bình).

- Tổ chức bộ máy nhà nước:

+ Trung ương: Vua có quyền lực cao nhất, có ban văn, ban võ, cao tăng giúp việc.

+ Địa phương: Gồm các cấp đạo (châu), giáp, xã.

+ Kinh tế: Nhà nước đúc tiền để lưu hành.

+ Quân đội: Gồm 10 đạo, đảm bảo an ninh đất nước.

+ Ngoại giao: Cử sứ sang giao hảo với nhà Tống.

b. Cuộc kháng chiến chống Tống năm 981

- Hoàn cảnh:

+ Năm 979: Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị ám hại, con nhỏ Đinh Toàn lên ngôi.

+ Nhà Tống lợi dụng tình hình, âm mưu xâm lược Đại Cồ Việt.

+ Tướng sĩ tôn Lê Hoàn lên ngôi, lãnh đạo kháng chiến.

- Diễn biến:

+ Đầu năm 981: Quân Tống do Hầu Nhân Bảo chỉ huy, đánh nước ta bằng đường thủy và bộ.

+ Lê Hoàn tổ chức mai phục, chặn đánh địch.

- Kết quả: Quân Tống đại bại, phải rút về nước, nền độc lập Đại Cồ Việt được giữ vững.

c. Chính quyền thời Tiền Lê

- Lê Hoàn lập nên nhà Tiền Lê, tiếp tục xây dựng quốc gia độc lập.

- Tổ chức bộ máy:

+ Trung ương: Vua nắm mọi quyền hành, có Thái sư, đại sư, các quan văn - võ, con vua được phong vương.

+ Địa phương: Ban đầu chia thành 10 đạo, năm 1002 đổi thành lộ, phủ, châu, giáp, xã.

+ Quân đội: Gồm cấm quân và quân địa phương.

+ Pháp luật: Xây dựng luật lệnh (năm 1002).

+ Ngoại giao: Tăng cường quan hệ với nhà Tống.

2. Đời sống xã hội và văn hóa thời Đinh - Tiền Lê

a. Tình hình xã hội

- Lực lượng thống trị: Vua, quan.

- Lực lượng bị trị:

+ Nông dân: Chiếm số lượng đông, cày cấy ruộng đất công làng xã.

+ Thợ thủ công, thương nhân cũng có vai trò.

+ Nô tì: Địa vị thấp nhất, số lượng không nhiều.

b. Đời sống văn hóa

- Giáo dục: Chưa phát triển mạnh.

- Tư tưởng - Tôn giáo:

+ Nho giáo chưa ảnh hưởng sâu rộng.

+ Phật giáo được truyền bá rộng rãi.

- Văn hóa dân gian: Ca hát, nhảy múa, đua thuyền, đấu võ, đấu vật...