Lý thuyết Lịch Sử 7 Kết nối tri thức Bài 17: Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527)

1. Sự thành lập Vương triều Lê sơ

- Năm 1428: Lê Lợi lên ngôi, lập nhà Lê sơ, khôi phục quốc hiệu Đại Việt, đóng đô tại Thăng Long.

- Bộ máy nhà nước:

+ Hoàn thiện dưới vua Lê Thánh Tông.

+ Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả chỉ huy quân đội.

+ Quân đội: Xây dựng quân đội mạnh, thi hành "ngụ binh ư nông".

+ Luật pháp: Ban hành Quốc triều hình luật.

+ Đối ngoại: Kiên quyết giữ chủ quyền và mở rộng biên giới về phía Nam.

2. Tình hình kinh tế - xã hội

a) Kinh tế

* Nông nghiệp:

- Nhà nước thi hành nhiều chính sách như:

+ Khuyến khích khai hoang, lập đồn điền.

+ Phép quân điền: Định kỳ chia ruộng công làng xã.

+ Xây dựng thủy lợi, khơi kênh, đắp đê ngăn mặn.

+ Nông nghiệp phục hồi và phát triển nhanh chóng.

* Thủ công nghiệp:

+ Làng nghề truyền thống phát triển mạnh.

+ Thủ công nghiệp nhà nước: Đúc tiền, sản xuất vũ khí, vật phẩm triều đình.

* Thương nghiệp:

+ Khuyến khích lập chợ, thúc đẩy buôn bán nội địa.

+ Duy trì quan hệ buôn bán với nước ngoài.

b) Xã hội

- Phân hóa rõ rệt:

+ Quý tộc (vua, quan lại) có đặc quyền.

+ Nông dân cày ruộng công, lĩnh canh ruộng địa chủ, nộp thuế.

+ Thợ thủ công, thương nhân đông nhưng không được coi trọng.

+ Nô tì có xu hướng giảm dần.

+ Phân biệt quý tộc - bình dân rõ rệt, được pháp luật quy định.

3. Phát triển văn hóa - giáo dục

* Văn hóa

- Tư tưởng - Tôn giáo:

+ Nho giáo giữ vị trí độc tôn.

+ Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế.

- Văn học:

+ Văn học chữ Hán tiếp tục phát triển.

+ Văn học chữ Nôm có vị trí quan trọng.

- Sử học - Địa lý:

+ Nhà Lê sơ chú trọng chép sử, biên soạn địa lý.

+ Các bộ sách tiêu biểu: Lam Sơn thực lục, Đại Việt sử ký toàn thư, Dư địa chí.

- Toán học - Y học:

+ Toán học: Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.

+ Y học: Bản thảo thực vật toát yếu.

- Kiến trúc - Nghệ thuật:

+ Nhiều công trình kiến trúc được xây dựng.

+ Điêu khắc, âm nhạc cung đình, tuồng chèo phát triển.

* Giáo dục

+ Dựng lại Quốc Tử Giám, tổ chức đều đặn các khoa thi Tiến sĩ.

+ Dựng bia Tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám, tôn vinh người đỗ đạt.

4. Một số danh nhân văn hóa tiêu biểu

- Nguyễn Trãi

+ Anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.

+ Để lại nhiều tác phẩm như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập, Dư địa chí...

- Lê Thánh Tông

+ Hoàng đế anh minh, có tài quân sự, chính trị.

+ Sáng lập hội Tao đàn, thúc đẩy văn chương phát triển.

- Ngô Sỹ Liên: Nhà sử học nổi tiếng, biên soạn Đại Việt sử ký toàn thư.

- Lương Thế Vinh

+ Trạng nguyên năm 1463, nhà toán học nổi tiếng.

+ Tác phẩm tiêu biểu: Đại thành toán pháp, Thiền môn giáo khoa.