Lý thuyết Lịch Sử 7 Kết nối tri thức Bài 5: Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX

1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của Ấn Độ

- Vị trí: Bán đảo Nam Á, phía Bắc bị ngăn cách bởi dãy Hi-ma-lay-a, ba mặt còn lại giáp biển.

- Địa hình:

+ Miền Bắc: Đồng bằng Ấn - Hằng, màu mỡ, thuận lợi cho nông nghiệp.

+ Miền Tây Nam: Cao nguyên Đê-can rộng lớn.

+ Khí hậu: Đa dạng, ảnh hưởng bởi địa hình và gió mùa.

2. Ấn Độ dưới thời các triều đại phong kiến

a. Vương triều Gúp-ta

- Thời gian ra đời: Khoảng đầu thế kỷ IV, San-đra Gúp-ta I lên ngôi, thống nhất đất nước, lập ra vương triều Gúp-ta

- Chính trị:

+ Chế độ quân chủ tập quyền, vua có quyền lực tối cao.

+ Lãnh thổ mở rộng, thống nhất phần lớn bán đảo Ấn Độ.

- Kinh tế:

+ Nông nghiệp phát triển nhờ công cụ sắt và thủy lợi.

+ Thủ công nghiệp nổi bật với nghề luyện kim, dệt...

+ Thương mại mở rộng, giao lưu với Đông Nam Á, A-rập, Trung Quốc.

+ Xã hội: Đời sống nhân dân ổn định, sung túc hơn trước.

b. Vương triều Hồi giáo Đê-li

- Thời gian ra đời: Cuối thế kỷ XII, người Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kỳ đã xâm lược Ấn Độ và lập ra Vương triều Hồi giáo Đê-li 1206).

- Chính trị:

+ Nhà vua có quyền lực tối cao.

+ Ấn Độ chia thành nhiều đơn vị hành chính do tướng lĩnh Hồi giáo cai quản.

+ Xâm chiếm lãnh thổ của các tiểu quốc Nam Ấn.

- Kinh tế:

+ Nông nghiệp chú trọng trồng lúa.

+ Thủ công nghiệp và thương mại phát triển, nhiều thành thị, hải cảng lớn.

- Xã hội:

+ Mâu thuẫn tôn giáo, sắc tộc sâu sắc.

+ Nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân chống triều đình.

c. Vương triều Mô-gôn

- Thời gian ra đời: đầu thế kỷ XVI, người Hồi giáo gốc Mông Cổ ở Ấn Độ đã lật đổ vương triều Đê-li lập ra Vương triều Mô-gôn.

- Nét nổi bật:

+ Không phân biệt nguồn gốc, củng cố vương triều.

+ Thịnh vượng dưới thời vua A-cơ-ba với nhiều cải cách tiến bộ.

+ Sau A-cơ-ba, Ấn Độ khủng hoảng, bị thực dân Anh xâm lược giữa thế kỷ XIX.

- Cải cách của vua A-cơ-ba:

+ Chính trị: Cải cách bộ máy nhà nước, sửa đổi luật pháp.

+ Kinh tế: Định mức thuế hợp lý, thống nhất đo lường.

+ Xã hội: Xây dựng hòa hợp dân tộc, ngăn chặn bóc lột.

3. Thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ từ thế kỷ IV đến giữa thế kỷ XIX

- Tôn giáo:

+ Đạo Bà La Môn phát triển thành Hin-đu giáo.

+ Phật giáo phân hóa thành Đại thừa và Tiểu thừa, phát triển mạnh dưới thời Gúp-ta.

+ Đạo Hồi du nhập, phổ biến dưới Vương triều Đê-li.

- Chữ viết - Văn học:

+ Chữ Phạn hoàn chỉnh, dùng sáng tác văn học.

+ Văn học đa dạng thể loại, tiêu biểu là Sơ-kun-tơ-la của Ka-li-đa-sa.

- Kiến trúc - Điêu khắc:

+ Bị ảnh hưởng sâu sắc bởi tôn giáo.

+ Nhiều công trình như đền thờ, chùa, lăng mộ vẫn tồn tại đến nay.